Giới thiệu tác giả Phạm Ngọc Cảnh (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác)

Phạm Ngọc Cảnh – nhà thơ của hai thời kì kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Các sáng tác của ông để lại cho đời mang đến biết bao cảm xúc đối với người đọc: thổn thức, day dứt, âu lo, buồn phiền,… Cùng nhau tìm hiểu về nhà thơ qua bài viết Giới thiệu tác giả Phạm Ngọc Cảnh (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác) nhé!

Tiểu sử

– Phạm Ngọc Cảnh sinh ngày 20 tháng 7 năm 1934 – mất ngày 21 tháng 10 năm 2014.

– Bút danh: Vũ Ngàn Chi.

– Quê quán: thị xã Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh.

– Gia đình: nhà thơ sinh ra trong một gia đình tiểu thị dân, hoàng cảnh khá tốt nên ông được cha mẹ tạo điều kiện cho đi học tử tế. Phạm Ngọc Cảnh có hai người vợ là bà Vũ Thị Tỵ, một diễn viên múa ở Đoàn ca múa nhưng lại bị tai biến liệt toàn thân, người vợ thứ hai là tác giả trẻ Cao Giáng Hương, người đã chăm sóc ông trong suốt quãng đời còn lại của nhà thơ.

Giới thiệu tác giả Phạm Ngọc Cảnh (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác)

Sự nghiệp

– Sau khi cách mạng Tháng Tám thành công, Phạm Ngọc Cảnh mới chỉ có 12 tuổi đã tình nguyện tham gia hàng ngũ Vệ quốc quân, làm chức vụ liên lạc viên, tham gia vào đội tuyên truyền văn nghệ của trung đoàn 103 Hà Tĩnh. Rồi trở thành một diễn viên kịch nói.

– Khi kháng chiến trống Mỹ nổ ra, ông tham gia vào đoàn Văn công quân khu Trị Thiên, biểu diễn giữa thành phố Huế trong chiến dịch Mậu Thân.

– Sau này ông trở thành ễn viên trụ cột của đoàn kịch nói Tổng cục Chính trị.

– Tuy là diễn viên song Phạm Ngọc Cảnh vẫn dành một thứ tính cảm đặc biệt cho thơ ca, thế nên được điều chuyển về tạp chí Văn nghệ quân đội với chức vụ biên tập thơ, rồi trở thành một cán bộ sáng tác của tạp chí trong 20 năm lại đây.

– Đồng thời ngoài làm diễn viễn, biên tập thơ, Phạm Ngọc Cảnh còn góp mặt ở lĩnh vực viết kịch bản, ọc lời bình, dẫn các chương trình thơ trên sóng phát thanh, truyền hình, tham gia giảng dạy, dẫn chương trình tọa đàm văn học,..

Tác phẩm

– Các tác phẩm đã được xuất bản:

+ Gió vào trận bão (thơ, in chung, 1967)

+ Đêm Quảng Trị (thơ, ký tên Vũ Ngàn Chi, 1972)

+ Ngọn lửa dòng sông (thơ, 1976)

+ Một tiếng Xamakhi (thơ, in chung với Duy Khán, 1981)

+ Lối vào phía Bắc (thơ, 1982)

+ Trăng sau rằm (thơ, 1985)

+ Đất hai vùng (thơ, 1986)

+ Miền hương lặng (thơ, 1992)

+ Nhặt lá (thơ, 1995)

+ Góc núi xôn xao (bút ký, 1999)

+ Bài hát về cây ngải cứu (bút ký, 2000)

Giải thưởng, vinh danh

– Ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2007 với các tập thơ: Đêm Quảng Trị; Lối vào phía Bắc; Trăng sau rằm; Nhặt lá.

Phong cách sáng tác

Phạm Ngọc Cảnh là nhà thơ của hai thời kì kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Cuộc đời, sự nghiệp của ông có nhiều bất động, biến đổi song tình yêu mà ông dành cho đất nước, quê hương, người thân vẫn mãi trường tồn bao la, đặc biệt là điều đó đã được bộc bạch dưới ngòi bút thơ ca. Trong sự nghiệp viết thơ của mình, nhà thơ đã để lại hàng trăm bài thơ, mỗi bài đều mang một vẻ đẹp của riêng mình. Bài thơ “Lý ngựa ô ở hai vùng đất” đặc biệt thể hiện phong cách sáng tác của nhà thơ một cách rõ ràng, cụ thể, đạt được đánh giá cao từ những người đọc giả. Trang thơ ấy thuốc thể loại trữ tình độc đáo thể hiện cái dáng vẻ trưởng thành, đĩnh đạc, tự tin của chủ thể khác với những trang thơ trữ tình lãn mạn thông thường. Giọng điệu thủ thỉ, tâm tình, nhẹ nhàng khiến người nghe day dứt cõi lòng, ngôn từ mộc mạc, giản dị, thuần Việt không pha tạp các chất liệu khác để thể hiện cái nét đậm chất, đắc sắc của văn hóa dân gian.