Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Văn Tình, người đã có những cống hiến to lớn cho hội Ngôn ngữ học, Viện Việt Nam học và trung tâm nghiên cứu Việt Nam. Cùng tìm hiểu thêm về nhà văn thông qua bài viết Giới thiệu tác giả Phạm Văn Tình (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác) nhé!
Tiểu sử
– Phạm Văn Tình sinh năm 1954 tại tỉnh Nam Định.
– Học vị: Phó giáo sư, tiến sĩ.
Sự nghiệp
– Phạm Văn Tình là thành viên của Hội Ngôn ngữ học và giữ chức vụ Tổng thư kí Hội Ngôn ngữ học Việt Nam. Đến năm 2022 thì ông xin từ chức chức vụ sau nhiều năm gắn bó, cống hiến.
– Hiện nay thì nhà văn đang giữ chức Phó Viện trưởng Viện Việt Nam học và chức Giám đốc trung tâm nghiên cứu Việt Nam học.
Tác phẩm
– Phép tỉnh lược và ngữ trực thuộc tỉnh lược trong tiếng Việt (NXB Khoa học Xã hội, 2002)
– Đi một ngày đàng (NXB Lao động, 2003)
– Tiếng việt: Từ chữ đến nghĩa (NXB Từ điển Bách khoa, 2004)
– Tiếng Việt từ cuộc sống (NXB Trẻ, 2004)
– Người đẹp: Ăn làm sao, nói làm sao (NXB Trẻ, 2005)
– Luận chữ, luận nghĩa (NXB Văn hóa Thông tin, 2007)
– Tiếng Việt yêu thương (4 cuốn, NXB Kim Đồng, 2008)
– Tiếng Việt: Hành trình qua những ô chữ (NXB Tri thức, 2009)
– Giải nghĩa ca dao, thành ngữ, tục ngữ (NXB Kim Đồng, 2013)
– Thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt: Từ ngạc nhiên đến thú vị (NXB Kim Đồng, 2018)
– Chuyện chữ ra chuyện đời (Công ty Truyền thông sống – Nhã Nam, NXB Phương Đông 2019)
Phong cách sáng tác
Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Văn Tình, người đã có những cống hiến to lớn cho hội Ngôn ngữ học, Viện Việt Nam học và trung tâm nghiên cứu Việt Nam. Trong bài viết “Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ”, ông đã nêu lên những vấn đề cấp thiết trong vấn đề sử dụng từ ngữ của thế hệ trẻ hiện nay. Dẫn chứng mà Giáo sư Phạm Văn Tình đưa ra đều chính xác, lập luận sắc bén, ngôn từ vững vàng, lí luận logic phù hợp, đúng theo như thực trạng hiện nay, cùng với đó chính là kết cấu một bài viết chặt chẽ, như lớp đan không kẽ hở. Qua bài viết chúng ta thấy được, giáo sư là người trí thức, có cái nhìn rộng mở, tư tưởng hiện đại và niềm tin, khát vọng làm giàu cho ngôn ngữ nước nhà.