Phan Bội Châu là cây bút xuất sắc của nền thi ca cách mạng nước nhà. Các sáng tác đồ sộ của ông, đã góp sức rất lớn trong việc thể hiện, truyền bá tình yêu quê hương đất nước và tinh thần kháng chiến chống Pháp. Cùng nhau tham khảo bài viết Giới thiệu tác giả Phan Bội Châu (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác, nhận định) để hiểu thêm về nhà thơ lớn tài hoa này nhé!
Tiểu sử
– Phan Bội Châu sinh ngày 26 tháng 12 năm 1867 tại làng Đan Nhiễm, xã Xuân Hòa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Mất tại Huế ngày 29 tháng 10 năm 1940 (thọ 72 tuổi)
– Trước khi đặt tên là Phan Bội Châu thì vốn tên ông là Phan Văn San nhưng vì chữ San trong tên trùng với tên húy của vua Duy Tân (Vĩnh San) nên phải đổi.
– Hiệu của ông là Hải Thụ về sau đổi thành Sào Nam, ngoài ra ông còn nhiều bút danh như: Thị Hán, Phan Giải San, Sào Nam Tử, Hạo Sinh, Hiếu Hán,…
– Gia đình không mấy khá giả: Cha là Phan Văn Phổ, mẹ tên là Nguyễn Thị Nhàn.
– Ông có hai người vợ là bà cả Thái Thị Huyên, cả hai có người con tên Phan Nghi Huynh, và người vợ thứ hai là Nguyễn Thị Em cùng người con Phan Nghi Đệ.
– Từ nhỏ Phan Bội Châu đã nổi tiếng vì sự thông mình của mình, khi mới 6 tuổi đã học thuộc hết Tam Tự Kinh trong 3 ngày, lên 7 tuổi đã đọc hiểu sách Luận Ngữ, thi đỗ đầu huyện năm 13 tuổi.
– Vì gia cảnh khó khăn nên Phan Bội Châu ra đời đi làm nghề dạy học kiếm sống từ lâu. Ông vừa học vừa làm, đến khoa thi năm Đinh Dậu (năm 1897) ông đã lọt vào trường nhì nhưng vì bạn ông là Trần Văn Lương đã cho vào tráp mấy cuốn sách mà ông không hề hay biết nên ông bị khép tội hoài hiệp văn tự (mang văn tự trong áo) và bị kết án chung thân bất đắc ứng thí tức là suốt đời không được dự thi
– Sau khi bị kết án, Phan Bội Châu vào Huế để dạy học, các quan mến tài của ông nên đã xin vua Thành Thái xóa án. Nhờ có sự giúp đỡ ấy mà ngay khoa thi hương tiếp theo năm Canh Tý (năm 1900), Phan Bội Châu đã đậu đầu ở trường thi Nghệ An.
Sự nghiệp
– Tình yêu nước của Phan Bội Châu đã bộc lộ từ khi ông còn khá trẻ, năm 17 tuổi ông viết bài “Hịch Bình Tây Thu Bắc” đem dán ở cây đa đầu làng để hưởng ứng việc Bắc Kỳ khởi nghĩa chống thực dân Pháp.
– Năm 19 tuổi (năm 1885), ông cùng với bạn là Trần Văn Lương lập đội “Sĩ tử Cần Vương” có hơn 60 thành viên chống Pháp, nhưng bị đối phương với khí thế mạnh mẽ, áp đảo đã kéo tới khủng bố nên phải giải tán
– Đới với hoạt động cách mạng Phan Bội Châu đã tham gia một số hoạt động cách mạng, tiêu biểu như: Lập Duy Tân hội, sang Nhật cầu viện, Phát động phong trào Đông Du đưa những thanh niên trí thức thông minh chăm chỉ sang Nhật du học (10/1905 – 3/1909), Hoạt động ở Trung Quốc rồi bị bắt giam vào nhà tù Quảng Đông từ 24 tháng 12 năm 1913 cho đến tháng 2 năm 1917 mới được thoát. Ra tù ông vẫn hoạt động ở Trung Quốc, định cải tổ Việt Nam Quang phục Hội thành Việt Nam Quốc dân Đảng. Song được Nguyễn Ái Quốc góp ý, Phan Bội Châu định thay đổi đường lối theo hướng xã hội chủ nghĩa, nhưng chưa kịp cải tổ thì ông đã bị bắt cóc vào ngày 30 tháng 6 năm 1925 tại Thượng Hải giải về nước để xử án tù chung thân.
– Ở trong nước diễn ra phong trào thả Phan Bội Châu và nhờ có sự thiệp của Toàn quyền Varenne, ông được về an trí tại Bến Ngự (Huế) đến khi mất. Trong quãng thời gian 15 năm ông đã hông ngừng tuyên truyền tinh thần yêu nước bằng những áng văn thơ, thúc đẩy tinh thần kháng chiến của nhân dân và được nhiều người yêu mến.
Tác phẩm
– Các tác phẩm với chủ đề cách mạng: Việt Nam Quốc sử khảo (1909), Ngục Trung Thư (1913) – Sài Gòn, Nhà xuất bản Tân Việt, 1950, Lưu Cầu Huyết Lệ Tân Thư (19??), Việt Nam vong quốc sử (1905), Việt Nam Quốc sử bình diễn ca (1927), Cao đẳng Quốc Dân Di Cảo – Huế, Nhà xuất bản Anh-Minh (1957), Chủng diệt dự ngôn – Hà Nội, Nhà xuất bản Khoa học xã hội (1991), Tân Việt Nam – Hà Nội, Nhà xuất bản Cục lưu trữ nhà nước (1989),…
– Các tác phẩm biên khảo, thi ca: Ký niệm lục; Vấn đề phụ nữ; Luận lý vấn đáp; Sào Nam văn tập; Hậu Trần dật sử – Hà Nội, Nhà xuất bản Văn hóa – thông tin (1996); Trùng Quang Tâm Sử – Hà Nội, Nhà xuất bản Văn học (1971),Khổng Học Đăng (19??) – Houston, TX, Nhà xuất bản Xuân Thu (1986)
Giải thưởng, vinh danh
– Tên của Phan Bội Châu được đặt cho nhiều trường học và các con đường trên cả nước như: Trường Chuyên Phan Bội Châu ở tỉnh Nghệ An,..
– Khu di tích, tưởng niệm Phan Bội Châu tại Huế
Phong cách sáng tác
Phan Bội Châu hướng đến sự kết hợp của văn học thời kì trung đại và hiện đại, như các loại văn phú, đường luật, kí, lục bát, vè, ca dao,… Với sự thông minh và sử dụng các thể loại thơ phong phú điêu luyện đã giúp cho trang thơ của Phan Bội Châu trở nên đa dạng, đồ sộ.
Các sáng tác của ông đều mang theo tinh thần yêu nước, khát vọng cách mạng để dành được độc lập, tự do, thoát khỏi xiền xích của thực dân Pháp. Thế nên trong thơ của Phan Bội Châu đều có bầu không khí nhiệt huyết, hào hùng, giọng văn hùng hồn, thống thiết, ý chí bền bỉ, kiên cường, mạnh mẽ.
Qua văn chương, Phan Bội Chương đã truyền tải thông điệp, bài học nhận thức, quan điểm của chính bản thân đến cho người dân, những người thanh niên trí thức để giúp cho đường lối cách mạng của đất nước thêm vững chắc, đúng đắn, thành công
Nhận định, đánh giá
– Luật sư người Pháp Bona ca ngợi: “Cụ Phan (Phan Bội Châu) là người quả không hổ là kẻ ái quốc, ái quân chân chính. Dầu tôi là người Pháp, đối với cụ Phan tôi cũng phải ngưỡng mộ. Tôi ngưỡng mộ là ngưỡng mộ cái thân thế quang minh, cái tinh thần cao thượng, cái nghị lực bất di, bất khuất đã chứng tỏ ra trong việc làm của cụ”