Phan Hồng Giang là một trong những nhà văn, dịch giả tài năng, sáng giá, đã góp phần cống hiến cho trang sách của nền văn chương Việt Nam trở nên rực rỡ hơn. Cùng tìm hiểu thêm về nhà văn qua Giới thiệu tác giả Phan Hồng Giang (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác, nhận định) nhé!
Tiểu sử
– Phan Hồng Giang tên thật là Nguyễn Đức Hân, sinh ngày 02 tháng 3 năm 1941 – mất ngày 10 tháng 09 năm 2022 tại Hà Nội
– Quê quán: Xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.
– Gia đình: Nhà văn là con trai của nhà phê bình văn học Hoài Thanh, vợ là nhà thơ Nguyễn Thị Hồng Ngát
– Học vấn: Học tiếng Nga tại Đại học Ngoại ngữ Hà Nội từ năm 1959 – 1960, sau đó là sinh viên khoa văn, Đại học Tổng hợp Moskva (Nga) từ năm 1960 – 1964.
– Học vị: Tiến sĩ (Ngữ văn).
Sự nghiệp
– Năm 1964 -1974: Là biên tập viên Tạp chí Văn học, Tạp chí Tác phẩm mới.
– Năm 1974 – 1986: Cán bộ Trường Viết văn Nguyễn Du (có 6 năm đi tu nghiệp tại Liên Xô cũ
– Năm 1986 -1996: Làm Trưởng phòng Biên tập Nhà xuất bản Văn học, Nhà xuất bản Thế giới (Ngoại văn cũ) rồi là Phó Giám đốc Nhà xuất bản Thế giới kiêm Tổng biên tập Tạp chí đối ngoại New Vietnam.
– Năm 1997- 2002: Làm Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật, Ủy viên Hội đồng chính sách khoa học, công nghệ quốc gia.
– Từ năm 2002 – 2006: Làm Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung Ương. Nguyên Giám đốc Trung tâm bồi dưỡng Viết văn Nguyễn Du thuộc Hội Nhà văn Việt Nam (2005 – 2007).
– Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương (1989 – 1995). Phó Chủ tịch Hội đồng Văn học dịch của Hội Nhà văn Việt Nam (1995 – 2010).
Tác phẩm
– Dịch tác phẩm văn học Nga kinh điển sang tiếng Việt:
+ Truyện ngắn Chekhov 2 tập (1978 – 1979)
+ Đaghextan của tôi (Rasul Gamzatov) 2 tập (Bằng Việt dịch phần thơ,1979 – 1983)
+ Cánh buồm đỏ thắm (Aleksandr Grin) (1983)
+ Một mình với mùa thu (1983)
+ Nàng Lika (Ivan Alekseyevich Bunin) (1988)
+ Ngày phán xử cuối cùng (1973)
+ Quản lý văn hóa Việt Nam trong trong đổi mới và hội nhập quốc tế (nghiên cứu, 2012)
– Sêkhov (1979)
– Ghi chép về tác giả và tác phẩm (1996)
– Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc (viết chung)
– Chung quanh một số vấn đề văn hóa nghệ thuật (Phần I: 2007, Phần II: 2018)
– Văn hóa phi vật thể thành phố Hà Nội (Chủ biên, 1999)
– Đời sống văn hóa ở nông thôn đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long (Chủ biên, 2005)
– Quản lý văn hóa Việt Nam trong tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế (Đồng chủ biên, 2013).
Giải thưởng
– Bằng khen của Hội Nhà văn Liên Xô cho dịch giả có nhiều đóng góp giới thiệu văn học Xô Viết (1983).
– Giải thưởng văn học dịch của Hội Nhà văn Việt Nam cho cuốn Đaghestan của tôi (1987).
– Tặng thưởng cho dịch phẩm hay nhất của Nhà xuất bản Tác phẩm mới năm 1988 cho cuốn Nàng Lika.
– Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2012 (cho các cuốn: Ghi chép về tác giả và tác phẩm; Chung quanh một số vấn đề văn hóa nghệ thuật).
Phong cách sáng tác
– Phan Hồng Giang là một người nghiên cứu, sáng tạo độc đáo, tư duy độc lập, các nghiên cứu cũng như bài dịch cho thấy được sự hiểu biết trí thức sâu rộng của ông.
– Lời văn giản dị, chân thật, nhưng phản biện hết sức sắc sảo, nghiêm khắc, khái quát vấn đề một cách mạch lạc, bố cục, lập luận chặt chẽ, chứng cứ xác thực được đúc kết từ sự nghiền ngẫm, lăng kính quan sát bao quát mọi góc độ.
– Truyền tải thông điệp nhân văn, tích cực, đưa những bài học quý giá được đúc kết trong các tác phẩm đến cho người đọc.
Nhận định, đánh giá
– Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều – Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam: “Vốn kiến thức sâu rộng, tư duy logic đầy khám phá, cách nhìn luôn mới mẻ và thái độ làm việc khoa học đã làm nên cốt cách học giả của TS Phan Hồng Giang. Những bài viết và những công trình nghiên cứu của ông vừa mang tính kinh viện, vừa mang tính đương đại và đầy dự báo”.