Giới thiệu tác giả Phong Điệp (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác)

Phong Điệp là một trong những nhà văn xuất sắc và đầy tài năng của diễn đàn văn học hiện nay. Các tác phẩm của nhà văn có vô vàn màu sắc khác nhau, mỗi màu đều thành công khơi gợi nên dòng cảm xúc đặc biệt của độc giả. Cùng tìm hiểu về nhà văn qua bài viết Giới thiệu tác giả Phong Điệp (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác) nhé!

Tiểu sử

– Phạm Thị Phong Điệp bút danh là Phong Điệp sinh ngày 6 tháng 6 năm 1976 tại huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định.

– Học vấn: Cựu học sinh chuyên văn khóa 1991 – 1994 trường THPT Lê Hồng Phong tỉnh Nam Định, tốt nghiệp Đại học Luật Hà Nội.

– Gia đình: Nhà văn cùng chồng có hai cô con gái.

Giới thiệu tác giả Phong Điệp (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác)

Sự nghiệp

– Năm 1998: Sau khi tốt nghiệp Đại học Luật Hà Nội, Phong Điệp làm chức vụ phóng viên, biên tập viên của báo Văn Nghệ Hội Nhà văn Việt Nam.

– Năm 2010: Trở thành Trưởng ban Văn nghệ Trẻ thuộc báo Văn Nghệ, Hội Nhà văn Việt Nam.

– Năm 2014: Phong Điệp chuyển sang làm việc cho báo Nhân Dân.

– Từ tháng 6 năm 2006: Phong Điệp lập trang web Phongdiep.net, trở thành một trong những nhà văn Việt Nam đầu tiên lập nên website cá nhân về văn chương.

– Phong Điệp giữ chức vụ Phó trưởng Ban Nhà văn Trẻ của Hội Nhà văn Việt Nam trong các nhiệm kỳ 2010 – 2015, 2015 – 2020.

– Là Ủy viên Hội đồng Văn xuôi Hội Nhà văn Việt Nam nhiệm kỳ 2019 – 2021.

– Ủy viên của Hội đồng văn học thiếu nhi Hội Nhà văn Việt Nam nhiệm kỳ 2020 – 2025.

– Từ năm 2010 cho đến nay: Nhà văn là thành viên của Hội đồng Giám khảo Quốc gia cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU tại Việt Nam do Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam làm Trưởng Ban, với trách nhiệm bầu chọn bài dự thi tham dự cuộc thi cấp Quốc tế do Liên minh Bưu chính Thế giới tổ chức thường niên.

– Nhà văn Phong Điệp còn là một trong những thành viên của  Hội đồng thẩm định và phân loại phim truyện nhiệm kỳ 2023 – 2025 (Quyết định số 1167/QĐ-BVHTTDL ngày 19/4/2023 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch).

– Hiện nay thì nhà văn Phong Điệp đang sống và làm việc tại Hà Nội.

Tác phẩm

– Tập truyện ngắn: 

+ Khi ta hai mươi (Nhà xuất bản Trẻ 1996)

+ Ma mèo (Nhà xuất bản Trẻ 1997)

+ Người phía bên kia đường (Nhà xuất bản Trẻ 2000)

+ Phòng trọ (Nhà xuất bản Thanh niên 2001)

+ Giấc mơ bay qua cửa sổ (Nhà xuất bản Kim đồng 2002)

+ Người của ngày hôm qua (Nhà xuất bản Kim đồng 2003)

+ Vườn hoang (Nhà xuất bản Thanh niên 2005)

+ Kẻ dự phần (Nhà xuất bản Hội nhà văn 2008, Nhà xuất bản Văn học tái bản năm 2012)

+ Nhật kí nhân viên văn phòng (Nhà xuất bản Trẻ 2012)

+ Biên bản bão (Nhà xuất bản Phụ nữ 2016)

+ Những mối tình câm (Nhà xuất bản Phụ nữ 2018)

+ Tình trạng không phủ sóng (Nhà xuất bản Công an nhân dân 2018)

+ Lạc nhau ở Chân mây (Nhà xuất bản Quân đội 2018)

+ Delete (Tập truyện ngắn và tản văn, in chung cùng nhà văn Nguyễn Việt Hà) đã được dịch và xuất bản tại CH Pháp năm 2013 (Nhà xuất bản Riveneuve, dịch giả Emmanuel Poisson)

– Truyện dài: Lạc chốn thị thành ( Nhà xuất bản Trẻ 2005)

Tản mạn văn học: Mạn đàm văn chương thời (Nhà xuất bản Thanh niên 2007)

– Tập tản văn:

+ Bay trên mái nhà thành phố (Nhà xuất bản Văn học, 2012)

+ Có mẹ trong cuộc đời này (Nhà xuất bản Phụ nữ 2017, tái bản 2018)

– Truyện thiếu nhi:

+ Nhật kí Sẻ đồng: Chào em bé (Truyện thiếu nhi, Nhà xuất bản Kim Đồng 2011, tái bản 2015, 2016),

+ Nhật kí Sẻ đồng: Những rắc rối ở trường mầm non (Truyện thiếu nhi, Nhà xuất bản Dân trí 2012, Nhà xuất bản Kim Đồng tái bản 2017)

+ Nhật ký Sẻ Đồng – Bố là Bố thôi (Nhà xuất bản Kim Đồng 2019)

– Sách kỹ năng:

+ Chúng mình làm bạn con nhé (Nhà xuất bản Phụ nữ 2014, tái bản 2015, 2017)

+ Cùng con vượt “bão” tuổi teen (Nhà xuất bản Kim Đồng 2019)

Đối thoại văn chương: Cuộc phiêu lưu của những cái Tôi (Nhà xuất bản Tổng hợp TPHCM năm 2014)

– Tiểu thuyết:

+ Ga ký ức (Nhà xuất bản Trẻ 2015)

+ Vực gió (Nhà xuất bản Công an nhân dân 2016)

+ Blogger (Nhà xuất bản Hội Nhà văn 2009, Nhà xuất bản Văn học tái bản 2012)

+ Cuốn sổ máu (Nhà xuất bản Phụ nữ, 2023)

– Phê bình – tiểu luận văn học: Đường băng cho sáng tạo nghệ thuật (Nhà xuất bản Hội nhà văn, 2023)

Giải thưởng

– Giải ba cuộc thi sáng tác văn học Mùa xuân tuổi hoa do báo Hoa học trò tổ chức năm 1995 với truyện ngắn “Thảo nguyên”

– Giải thưởng Văn học tuổi xanh 1996 do Tạp chí Tuổi xanh tổ chức năm 1996 với truyện ngắn “Hoạ sĩ”

– Giải Nhì (không có giải Nhất) cuộc thi truyện ngắn hai năm 1996 – 1997 trên báo Văn nghệ Trẻ với truyện ngắn “Ma mèo”

– Giải khuyến khích cuộc thi sáng tác Văn học cho tuổi trẻ do Nhà xuất bản Thanh niên phối hợp với Tuần báo Văn nghệ tổ chức năm 2005 với tập truyện ngắn “Vườn hoang”

– Giải Tư cuộc thi sáng tác Văn học tuổi 20 lần II và III do Nhà xuất bản Trẻ báo Tuổi Trẻ và Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức với tập truyện ngắn “Người phía bên kia đường” và truyện dài “Lạc chốn thị thành”

– Giải chùm truyện ngắn hay nhất viết về đề tài phụ nữ hậu chiến tại cuộc thi truyện ngắn hai năm 2013 – 2014 của Tạp chí Văn nghệ Quân đội, trao giải năm 2015

– Giải B Cuộc thi viết tiểu thuyết, truyện và kí về đề tài Vì an ninh Tổ quốc và bình yên cuộc sống do Bộ Công an và Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức năm 2015 với tiểu thuyết “Vực Gió”

– Giải Đồng giải Sách hay của Hội Xuất bản Việt Nam năm 2016 với tiểu thuyết “Vực gió”

Phong cách sáng tác

Phong Điệp là một trong những nhà văn xuất sắc và đầy tài năng. Các tác phẩm của nhà văn thường hướng đến những câu văn miêu tả nhẹ nhàng, thánh thót, thông qua lăng kính khách quan. Những câu chuyện của nhà văn được xây dựng hết sức gần gũi, ngôn từ giản đơn, dễ hiểu, tình tiết nội dung được khắc họa một cách tỉ mẩn, trở thành điểm nhẩn đặc biết trong các sáng tác của nhà văn. Không khí trôi nổi trong trang văn của người nghệ sĩ Đặng Dung không trôi nổi bình yên, tĩnh lặng mà tựa như từng con sóng xô, lạnh lẽo não nề, khiến người đọc cảm thấy nhói lòng nhưng vẫn không thể dừng lại muốn theo dõi xuyên suốt tác phẩm để thấu hiểu về nội dung bức tranh, những tâm tư, cảm xúc của nhân vật. Qua đó ta thấy được sức mạnh của người nghệ sĩ mỗi khi chắp bút, đưa những tiểu tiết của cuộc sống, chắt lọc vào trang văn để biểu đạt trọn vẹn từng dòng cảm xúc của tác giả đối với sự vận hành của đời sống xung quanh mình.