Giới thiệu tác giả Phùng Quán (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác, nhận định)

Giới thiệu tác giả Phùng Quán về tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác, giải thưởng.

Giới thiệu tác giả Phùng Quán về tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác, giải thưởng.

1. Tiểu sử, cuộc đời

a. Tiểu sử

– Phùng Quán (1932–1995) là một nhà văn, nhà thơ Việt Nam

– Quê quán: quê tại xã Thủy Dương, huyện Hương Thủy (nay là phường Thủy Dương, thị xã Hương Thủy), tỉnh Thừa Thiên Huế.

b. Cuộc đời

– Năm 1945, ông tham gia Vệ quốc quân, là chiến sĩ trinh sát Trung đoàn 101 (tiền thân là Trung đoàn Trần Cao Vân). Sau đó ông tham gia Thiếu sinh quân Liên khu IV.

– Đầu năm 1954, ông làm việc tại Cơ quan sinh hoạt Văn nghệ quân đội thuộc Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam.

2. Sự nghiệp văn học

– Vượt Côn Đảo (Tiểu thuyết, Giải thưởng của Hội Văn nghệ Việt Nam năm 1955, Nhà xuất bản Quân dội Nhân dân 1955, Nhà xuất bản Văn học thiếu nhi Liên Xô năm 1966, Nhà xuất bản Thuận Hoá tái bản lần thứ 5 năm 1987).

– Tôi muốn mời đến Tổ quốc tôi. (Thơ, Nhà xuất bản Kim Đức; 1955. Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, 1955; Báo Phụ nữ Liên Xô dịch và in, 1957).

– Tiếng hát trên địa ngục Côn Đảo (trường ca, Giải nhất kỳ thi văn nghệ hưởng ứng đại hội liên hoan Vác-xô-vi ở Việt Nam năm 1955, Nhà xuất bản Kim Đức 1955, Nhà xuất bản Phụ nữ, 1957).

– Trên bờ Hiền Lương (Bút ký, Nhà xuất bản Văn nghệ, 1955; Nhà xuất bản Thượng Hải (Trung Quốc) dịch và in năm, 1956).

– Vĩnh Linh, lịch sử văn hóa (bút danh Nguyễn Huy, Nhà xuất bản Văn hóa, năm 1982).

– Thơ Phùng Quán, (Nhà xuất bản Hội Nhà văn, Hà Nội, 1995).

– Trăng hoàng cung, (Tiểu thuyết thơ, Nhà xuất bản Thanh Văn, USA 1993. Năm 2007, Nhà xuất bản Văn Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh tái bản với tên Trăng hoàng cung & Phùng Quán viết Trăng hoàng cung (tiểu thuyết tình 13 chương của Phùng Quán & Hồi ức của nhà văn Hà Khánh Linh) kể về những câu chuyện xung quanh thi phẩm này).

– Phùng Quán, Thơ, (Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 2003)

– Ba phút sự thật, (Ký, Nhà xuất bản Văn Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, 2006, tái bản bổ sung 2009)

– Tôi đã trở thành nhà văn như thế nào? (Hồi ký, Nhà xuất bản Văn Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, 2007).

– Phùng Quán còn đây, (Di cảo của Phùng Quán và Hồi ức của bạn bè, Nhà xuất bản Văn Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, 2007).
Sáng tác cho thiếu nhi:

– Thạch Sanh cáu Bác Hồ (Truyện thiếu nhi, Nhà xuất bản Thanh niên, 1955; Nhà xuất bản Thượng Hải

– Cuộc đời đôi dép cao su (Truyện thiếu nhi, Nhà xuất bản Thanh niên, 1956);

– Cái khánh đá (Truyện thiếu nhi, bút danh Hoài An, Nhà xuất bản Kim Đồng năm 1973)

– Thằng Vược (Truyện thiếu nhi, bút danh Trần Vân, Nhà xuất bản Kim Đồng năm 1964, 1973)

– Dũng sĩ chép còm. (bút danh Trần Vỹ Dạ) Truyện thiếu nhi; Nhà xuất bản Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, Minh 1987, tái bản tại Nhà xuất bản Kim Đồng).

– Tuổi thơ dữ dội (Tiểu thuyết, Nhà xuất bản Thuận Hóa, Huế, 1987);

– Dũng sĩ chống càn

– Người du kích hói đầu (Truyện thiếu nhi, 1990);

– Tiếng đàn trong rừng thẳm (Truyện thiếu nhi 1991).

– Đôi bạn tật nguyền kỳ lạ. (Truyện thiếu nhi, Nhà xuất bản Thuận Hóa, 1991).

– Thần hổ Chăm Pa (Nhà xuất bản Kim Đồng năm 1991)

– Bản hùng ca về 17 Vệ quốc Đoàn. (Tủ sách Tuổi hồng, Nhà xuất bản Trẻ, 1993).
Truyện tranh dành cho thiếu nhi:

– Tiếng chuông thiên mụ (Truyện Phùng Quán, tranh Đỗ Xuân Doãn, Nhà xuất bản Văn hoá dân tộc)

– Nghìn cánh cò giấy (Lời Phùng Quán, tranh Lê Anh Vân, Nhà xuất bản Văn hoá dân tộc)

– Người phụ nữ Tày dũng cảm (bút danh Nguyễn Ngọc Quang, tranh Đỗ Ngọc Minh, Nhà xuất bản Văn hoá)

– Những dũng sỹ trong truyền thuyết (Bút danh Vũ Duy, tranh Hồng chinh Hiền, Nhà xuất bản Văn hoá, 1980)

– Đam Bri, chuyện cổ dân tộc M nông (bút danh Nguyễn Hiệp, tranh Lê Nga, Nhà xuất bản Văn hoá dân tộc, 1981)

– Ngôi mộ giữa biên giới ( bút danh Thanh Tịnh, tranh Anh Thắng, Nhà xuất bản Văn hoá, 1981)

– Tên thám báo và hai em bé (bút danh Đỗ Phúc, tranh Hoàng Công Luận, Nhà xuất bản Văn hoá, 1981)

– Tượng A-Voóc hồ bằng gỗ trầm hương (bút danh Thanh Tịnh, Tranh Việt Hải, Xuân Đoàn, Nhà xuất bản Văn hoá 1982)

– Chiến công thuổi thơ (bút danh Hoàng Trung Thông, Vi Thị Hương, tranh Huy Toàn, Nhà xuất bản Văn hoá, 1983)

– Chiếc cối giã trầu bằng thép (bút danh Thanh Tịnh, tranh Huy Toàn, Nhà xuất bản Văn hoá, 1984)

– Chiếc thuyền buồm bay (bút danh Vi Thị Hương, tranh Anh Thưởng, Nhà xuất bản Văn hoá dân tộc, 1984)

– Tiếng đàn trong đêm khuya (bút danh Hoàng Vân, tranh: Anh Thưởng, Nhà xuất bản Văn hoá, 1984).

– Ngày gặp gỡ (bút danh Văn Lợi, tranh Xuân Doãn, Nhà xuất bản Văn hoá 1985)

– Một mình vào hang cọp (bút danh Vũ Duy, tranh Xuân Doãn, Nhà xuất bản Văn hoá, 1986)

– Từ cõi chết trở về (Bút danh Hồng Việt, tranh Lưu Yên, Nhà xuất bản Văn hoá 1986)

– Thần Hổ Chăm Pa (bút danh Thanh Tịnh, tranh Trương Hiệu, Nhà xuất bản Văn hoá, 1986)

– Dòng sông mất tích (bút danh Văn Lợi, tranh Huy Toàn, Nhà xuất bản Văn hoá, 1986)

– Bức chân dung Lê Nin (bút danh Phương Vân, tranh Anh Thương, Nhà xuất bản Văn hoá dân tộc, 1987)

– Tiếng đàn đá (Bút danh Thanh Tịnh, tranh Đỗ Xuân Doãn, Nhà xuất bản Văn hoá dân tộc, 1988)

3. Phong cách sáng tác

– Thơ của ông như được chắt gạn ra từ nỗi khổ đau của quê hương, xứ sở trong chiến tranh cùng sự lầm than của kiếp người, nhưng vượt lên tất cả là tình yêu đất nước luôn cháy bỏng trong con tim của một cựu chiến sĩ Vệ quốc quân năm 1945.

– Thơ ông khắc khoải một niềm đau của người trí thức trước những nhố nhăng của chế độ. Từ tham nhũng tiền bạc đến tham nhũng vị trí quyền lực. Từ ăn cắp, đến giết người nhằm củng cố chiếc ghế và quyền uy. Phùng Quán lên tiếng mạnh mẽ bằng những lời thơ đầy huyết lệ.

4. Giải thưởng

– Giải ba Giải thưởng Hội Văn nghệ Việt Nam (1954 – 1955) cho tiểu thuyết Vượt Côn Đảo.

– Giải nhất kỳ thi văn nghệ hưởng ứng đại họi liênhoan Vác-xô-vi ơ Việt Nam năm 1955

– Giải A, giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam cho tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội năm 1987.

– Giải thưởng Nhà nước về Văn học & Nghệ thuật đợt 2 năm 2007