Giới thiệu tác giả Sương Nguyệt Minh (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác, nhận định)

Giới thiệu tác giả Sương Nguyệt Minh về tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác, giải thưởng và nhận định.

Giới thiệu tác giả Sương Nguyệt Minh về tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác, giải thưởng và nhận định.

1. Tiểu sử, cuộc đời

a. Tiểu sử

– Sương Nguyệt Minh tên thật là Nguyễn Ngọc Sơn, sinh ngày 15 tháng 9 năm 1958.

– Quê quán: Yên Mĩ, Yên Mô, tỉnh Ninh Bình

– Gia đình: Ông lấy vợ năm 1986 tên là Nguyệt cả hai có cậu con trai tên Minh, biệt danh của ông cũng được ghép từ tên vợ và con.

b. Cuộc đời

– Trước khi đến với văn chương, nhà văn Sương Nguyệt Minh đã phải trải qua tháng ngày liêu điêu kiếm tiền, ngay cả khi mang cấp hàm thượng úy làm tuyên huấn tại Học viện Quân y thì vẫn không đủ, ông phải buôn gà, trứng, quần áo, đào giếng khoan.

– Đến năm 1992, nhà văn lần đầu tiên có truyện ngắn đăng trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội.

– Năm 1998, nhà văn được làm biên tập viên cho tạp chí Văn nghệ Quân đội

– Sau đó làm Trưởng ban Văn xuôi, với quân hàm đại tá.

– Đến năm 2010, nhà văn xin thôi chức và chuyển sang Ban Sáng tác của Tạp chí cho đến ngày nay.

– Hiện tại, nhà văn Sương Nguyệt Minh đang công tác tại ban Sáng tác – Tạp chí Văn nghệ Quân đội.

2. Sự nghiệp văn học

– Các tác phẩm tiêu biểu của nhà văn:

+ Đêm Thánh Vô Cùng (tập truyện ngắn, 2011)

+ Lửa cháy trong rừng hoang

+ Người về bến sông Châu

+ Nỗi đau dòng họ

+ Nhọc nhằn gieo chữ vùng cao

+ Bản kháng án bằng văn

+ Mây bay cuối đường

+ Đêm làng Trọng Nhân

+ Đêm Pà Cò

+ Nơi hoang dã đồng vọng

+ Những bước đi vào đời

+ Đi qua đồng chiều (tập truyện ngắn, 2004)

+ Mười ba bến nước

+ Dị Hương (tập truyện ngắn, năm 2011)

+ Đàn ông chọn khe ngực sâu (tập tản văn, 2013)

+ Trong cơn đại hồng thủy

+ Miền hoang (tiểu thuyết, 2014)

3. Phong cách sáng tác.

– Các sáng tác xoay quanh hình ảnh làng quê, xã hội. Xây dựng hình tượng nhân vật gắn liền với những suy tư, cảm xúc.

– Mỗi giá trị trong tác của tác giả đều truyền đạt đến người đọc những bức thông điệp thấm thía, sâu sắc về sức sống mãnh liệt, lòng nhân ái, niềm tin và khát vọng sống trong sự bình yên.

4. Giải thưởng

– Giải thưởng cuộc thi bút ký báo Giáo dục thời đại năm 2004 với tác phẩm Nhọc nhằn gieo chữ vùng cao.

– Giải thưởng cuộc thi truyện ngắn cuộc thi Nhà xuất bản Giáo dục với tác phẩm Những bước đi vào đời, năm 2004.

– Giải thưởng Văn học nghệ thuật Bộ Quốc phòng 5 năm 1999 – 2004 với tập bút ký Trong cơn đại hồng thủy.

– Giải thưởng cuộc thi tập truyện ngắn của Nhà xuất bản Thanh niên với tập truyện ngắn Đi qua đồng chiều, năm 2004.

– Giải thưởng cuộc thi truyện ngắn Văn nghệ Quân đội với tác phẩm Bản kháng án bằng văn, năm 1996.

– Giải thưởng truyện ngắn cuộc thi Cây bút vàng của tạp chí Văn hóa – Văn nghệ Công an (1998 – 2001) với tác phẩm Lửa cháy trong rừng hoang.

– Giải thưởng cuộc thi bút ký Đài tiếng nói Việt Nam năm 2002 – 2003 với tác phẩm Đêm Pà Cò.

– Giải thưởng cuộc thi truyện ngắn báo Văn nghệ năm 200 – 2004 với tác phẩm Mười ba bến nước.

– Giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam năm 2010 với tập truyện ngắn Dị Hương.

– Giải sách hay năm 2015 (do Viện Nghiên cứu và Phát triển Giáo dục trao tặng) với tiểu thuyết Miền Hoang.

5. Nhận định

– Nguyễn Hữu Đại: “Nếu như có thể nếm được, thì các truyện ngắn của Sương Nguyệt Minh đều có vị ngọt và cay. Đó là vị ngọt của phong cảnh làng quê của trăng nước, tình người, vị cay xót của số phận con người”

– Sương Nguyệt Minh: “Xét đến cùng, văn chương là thân phận con người”