Giới thiệu tác giả Tạ Hữu Yên về tiểu sử, sự nghiệp các tác phẩm chính, phong cách sáng tác về ông
1. Tiểu sử
– Ông sinh tháng 07 năm 1927 – mất ngày 29 tháng 05 năm 2013
– Quê quán: xã Ninh An, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình
– Những bút danh của ông: Lê Hữu, Xuân Hữu, Đông Xuân, Cử Tạ
– Năm 1948, ông nhập ngũ quân đội và công tác tại tỉnh đội Ninh Bình
– Từ năm 1962 tới năm 1964, ông theo học tại Khoa báo chí của trường Tuyên giáo Trung ương
– Sau khi tốt nghiệp, ông trở thành cán bộ rồi sau đó giữ chức vụ trưởng phòng phát thanh địch vận, Cục Nghiên cứu, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam
– Đồng thời trong lúc đó, ông cũng giữ vai trò là Biên tập viên của báo Văn nghệ Nhà xuất bản Quân đội nhân dân.
– Năm 1986, ông nghỉ hưu và mang quân hàm Đại tá
2. Sự nghiệp
– Năm 1962, bài thơ “Quê mới” là lần đầu tiên ông có tác phẩm đăng báo, cũng như đưa tên tuổi của ông đến với bạn đọc cả nước
– Tiếp tục từ những năm đó, ông không ngừng sáng tác những tác phẩm văn học, trong số đó cũng có những bài vè và rất nhiều bài thơ được phổ nhạc
– Ông cũng nhận được rất nhiều giải thưởng văn học như: Giải báo Thiếu niên Tiền phong, Giải thưởng viết về đề tài Lâm nghiệp, Giải thưởng Nhà nước về Văn học & Nghệ thuật đợt 4 năm 2017,…
– Ông là nhà thơ có nhiều bài thơ được phổ nhạc nhiều nhất Việt Nam (với hơn 160 bài thơ)
3. Các tác phẩm
– Bài thơ chính nghĩa (1951)
– Tiếng ca xanh (1978)
– Nỗi nhớ ngày thường (1987)
– Ngọn súng biên phòng (trường ca, 1983)
– Thung lũng lửa và hoa (trường ca, 1988)
– Nữ tướng Việt Nam (truyện kể 1991)
– Nhớ Bác (2001)
– Vẻ đẹp đời thường Hồ Chí Minh (sách, 2011)
– Võ Nguyên Giáp – Vị Đại tướng văn võ song toàn (sách, 2011)
– Hai Vầng Trăng
– Nhớ giọng hát Bác Hồ
– Anh về cùng mùa hoa
– Đôi dép bác Hồ
– Cảm xúc tháng Mười
– Đất Nước
4. Phong cách sáng tác
– Nói về những tác phẩm của ông, không thể nào không nhắc tới đề tài văn học về Hồ Chủ tịch. Những tác phẩm của ông viết về Bác đều được những nhà phê bình đánh giá cao, không chỉ vậy đây còn là những tư liệu quý về văn hóa, lịch sử, cũng như ghi lại những dấu ấn sâu đậm về phẩm chất và đạo đức Bác dành cho những thế hệ mai sau nối tiếp tấm gương sáng ngời của Người.
– Những tác phẩm khác của ông lại lấy chất liệu sáng tác từ đời thường, bình dị nhưng đầy chất thơ, chất tình như chạm đến tận nơi sâu thẳm nhất của tâm hồn mỗi con người.
– Ngôn ngữ nhẹ nhàng, trong sáng, kết hợp nhiều những động từ miêu tả khiến từng lời mà ông viết ra đều như một bức tranh siêu lòng người