Giới thiệu tác giả Thạch Quỳ (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác, nhận định)

Bình chọn

Giới thiệu tác giả Thạch Quỳ về tiểu sử, sự nghiệp, tác phẩm, phong cách sáng tác, giải thưởng vinh danh, nhận định và bình luận

Giới thiệu tác giả Thạch Quỳ về tiểu sử, sự nghiệp, tác phẩm, phong cách sáng tác, giải thưởng vinh danh, nhận định và bình luận

1. Tiểu sử

– Nhà thơ Thạch Quỳ tên thật là Vương Đình Huấn, sinh năm 1941 tại thôn Đông Bích, tổng Thuần Trung, huyện Lương Sơn, tỉnh Nghệ An (nay là thôn Đông Bích, xã Trung Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An).

– Bút danh Thạch Quỳ của ông có nghĩa là đá ở núi Quỳ – ngọn núi quê hương ông.

– Cha Thạch Quỳ là người thông thạo Hán học, mẹ ông tuy không biết chữ nhưng lại thông thuộc nhiều ca dao, tục ngữ, Truyện Kiều.

Giới thiệu tác giả Quang Huy (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác, nhận định)

2. Sự nghiệp

– Năm 1960, ông học ngành Sư phạm Toán tại trường Đại học Vinh, cùng năm này, ông có bài thơ đầu tiên được đăng trên tạp chí Văn nghệ quân đội có tựa “Mà thương cũng nhiều”. Ra trường, ông dạy toán cấp ba ở huyện nhà.

– Tháng 6/1969, ông có bài thơ “Với con” đăng trên báo Văn Nghệ, được đông đảo bạn đọc yêu mến.

– Đến năm 1973, ông chuyển nghề sang làm thơ chuyên nghiệp, lĩnh lương biên tập viên văn chương ở Hội Văn nghệ Nghệ An. Khi ấy ông mới xuất bản hai tập thơ: tập “Sao và Đất” (1967), “Tảng đá nhành cây” (1973) nhưng đã có được sự chú ý của bạn viết và bạn đọc và trở thành cây bút tiêu biểu của Nghệ An, góp phần tạo nên diện mạo lớp nhà thơ hình thành thời kháng chiến chống Mỹ.

– Sau khi học Trường viết văn Nguyễn Du, ông là cán bộ biên tập tạp chí Sông Lam. Ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, hội viên Hội Văn học nghệ thuật Nghệ An.

– Năm 1988, ông từng được Hội Nhà văn Việt Nam bầu chọn là 1 trong 10 nhà văn tiêu biểu được cử sang Liên Xô học tập theo lời mời của Hội Nhà văn Liên Xô.

3. Tác phẩm

Nhà thơ Thạch Quỳ đã cho ra mắt 9 tập thơ:

– Sao và đất (1967)

– Tảng đá nhành cây (1973)

– Điệu hát nguồn sống và đất (1978)

– Cuối cùng vẫn một mình em (1996)

– Nguồn gốc cơn mưa (1978)

– Con chim tà vặt (1986)

– Đêm Giáng sinh (1990)

– Bức tường (2009)

4. Phong cách sáng tác

Nói về phong cách sáng tác của Thạch Quỳ, nhà thơ Lê Huy Mậu nhận xét: “Thơ Thạch Quỳ hay. Hay ở chất thơ chắt lọc từ một vùng văn hóa trầm tích trong dân ca xứ Nghệ. Hay ở cái chất thông minh sắc sảo của ông thầy dạy Toán cấp Ba. Hay ở chất thấm đẫm sự xót xa, đắng đót của đời sống xứ sở gió Lào. Hay ở sự dịu ngọt mát lành của nguồn nước sông Lam chảy giữa quanh co đồng bãi, giữa những đồi núi lô nhô như bát úp. Nó vừa có cái chát chúa, đắng đót của kiếp người; vừa có cái mộng mơ lãng mạn của quê hương xứ sở…”

5. Giải thưởng – vinh danh

Nhà thơ Thạch Quỳ có nhiều năm cống hiến và được ghi nhận với Huy chương Vì sự nghiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam và nhiều giải thưởng Văn học nghệ thuật cao quý do Trung ương và địa phương trao tặng:

– Giải Ba cuộc thi thơ Báo Văn nghệ năm 1973;

– Giải A Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật toàn quốc, năm 2006;

– Giải A, Giải thưởng Văn học nghệ thuật Hồ Xuân Hương lần 3;

– Giải B, Giải thưởng Văn học nghệ thuật Hồ Xuân Hương lần thứ IV (giai đoạn 2005 – 2010);

– Giải A, Giải thưởng Văn học nghệ thuật Hồ Xuân Hương lần thứ VI, (giai đoạn 2015 – 2020)

6. Nhận định, bình luận

– Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Nguyễn Quang Thiều nhận định Thạch Quỳ: “Ông là người tôn trọng thơ ca một cách đúng nghĩa nhất và là nhà thơ đúng nghĩa nhất, bởi ông hiểu bản chất thơ ca, bởi ông coi thơ ca là cuộc sống, chứ không phải là một danh hiệu, bởi những sáng tác thơ ca đầy phong cách của ông”.

– “Thạch Quỳ là nhà thơ rất nhạy bén trong việc nắm bắt thông tin và chóng vánh tìm ra ngay bản chất đối tượng. Anh làm thơ hoàn toàn bằng mẫn cảm thiên phú. Thơ Thạch Quỳ là thứ thơ có phần nhỉnh hơn mọi lý thuyết về thơ” – Thái Doãn Hiếu, (trích Thi nhân Việt Nam hiện đại).