Giới thiệu tác giả Thanh Nguyên (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác)

Giới thiệu tác giả Thanh Nguyên về tiểu sử, sự nghiệp, các tác phẩm chính, phong cách sáng tác của bà

1. Tiểu sử

– Tên đầy đủ: Lê Thị Thanh Nguyên

– Sinh năm: 1959

– Quê quán: An Giang

– Bà từng giữ chức vụ Ủy viên của Hội Nhà văn TP.HCM, lúc này bà đảm nhiệm phụ trách văn học thiếu nhi trong hai nhiệm kỳ là 2000 – 2005 và nhiệm kỳ 2005 – 2010

– Hiện nay bà đang công tác tại Nhà văn hoá quận 3

2. Sự nghiệp

– Bà được mệnh danh là một trong những cây bút nổi bật, thuộc “thế hệ vàng” của văn học miền Nam trong thời kỳ 1975-1990

– Bà đã có 6 tập thơ được xuất bản

– Làm việc cần mẫn, chăm chỉ tới tận những ngày cuối cùng trong sự nghiệp của mình. Trước khi nghỉ hưu, bà cũng đã ghi lại được dấu ấn đặc biệt trong lòng độc giả với cách làm việc đầy nghiêm túc, đầy đam mê với nghề viết của mình

– Trong sách giáo khoa Văn của bộ Chân trời sáng tạo lớp 1, lớp 2, lớp 3 có những tác phẩm của bà đã được tuyển chọn từ tập “Ngọn đồi tuổi thơ” và đưa vào chương trình giảng dạy

– Được nhận xét là mạnh về thể thơ lục bát, vậy nhưng những tác phẩm thể thơ tự do của bà cũng rất thành công. Trong đó, có tình khúc Đánh mất đã được nhạc sĩ Hoàng Hiệp phổ nhạc và được nhiều ca sĩ biểu diễn. Hay bài thơ “Sách bút thân yêu ơi” nhạc được nhạc sĩ Hoàng Vân sáng tác đã trở nên quen thuộc với biết bao thế hệ trẻ em Việt Nam khi cắp sách tới trường

3. Các tác phẩm

– Sách bút thân yêu ơi

– Di chúc địa cầu

– Anh và em

– Đánh mất

– Khi biết yêu người ta bắt đầu nói dối

– Chợ giữa núi

– Cỏ hồn nhiên

– Giá vải

– Mây áo trắng

– Mối tình đầu

– Ngày rằm

– Ngỏ

– Người thầy đầu tiên

– Quán bạn

– Tản mạn từ một người quen

– Ước gì

– Ý niệm

– Trong chiếc cặp của em

– Chúc thay con

– Thổ lộ 20-11

– Tình yêu biển và rừng

4. Phong cách sáng tác

– Là một người không ngừng nghiên cứu và đổi mới cho thơ ca của mình, thơ của Thanh Nguyên luôn mang trong mình một làn gió tươi mới, như thổi vào lòng độc giả một làn khí mát lành từ những nơi tươi đẹp nhất của tâm hồn mỗi con người

– Giọng thơ ngọt ngào, yêu thương, gửi gắm biết bao nhiêu tình cảm đã được thể hiện một cách vô cùng tinh tế. Không cần nói những lời yêu thương ra trực tiếp, nhưng khi đọc lên thì lời nào trong đó cũng chứa đầy sự yêu thương

– Chủ đề, đề tài trong thơ bà thường là những điều bình dị, thân thuộc trong cuộc sống xung quanh. Từ những điều đơn giản đó tạo nên được một hình ảnh thơ vô cùng phong phú, đầy ấn tượng và sáng tạo