Thi Sảnh không chỉ là một nhà thơ mà còn là một nhà văn mang nhiểu xúc cảm được trải dài trên trang viết của chính mình. Cùng tìm hiểu thêm về tác giả qua bài viết Giới thiệu tác giả Thi Sảnh (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác, nhận định) nhé!
Tiểu sử
– Thi Sảnh tên thật là Nguyễn Thanh Sỹ, sinh năm 1941 tại xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị.
– Học vấn: học Khoa Sử, Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội) năm 1961.
Sự nghiệp
– Tháng 11 năm 1964: Thi Sảnh công tác tại Bảo tàng Quảng Ninh.
– Ông đã dành nhiều năm gắn bó với ngành văn hóa và giữ chức vụ nguyên Giám đốc Sở Văn hóa – Thông tin Quảng Ninh.
Tác phẩm
– Điều ước (thơ)
– Liên tưởng (thơ)
– Gương mặt bè bạn (thơ)
– Thức với dòng sông (thơ)
– Hình bóng xưa (thơ)
– Ngọn nguồn câu hát (thơ)
– Cõi thiêng (thơ)
– Lịch sử phong trào công nhân Quảng Ninh (2 tập)
– Góp vào lịch sử giai cấp công nhân (in chung)
– Đất nước ngàn năm (5 tập, in chung)
– Vịnh Hạ Long
– Quảng Ninh
– Yên Tử và thiền phái Trúc Lâm
– Thần đền Cửa Ông
– Những ngày ở mỏ (ký, in chung)
– Tiểu thuyết:
+ Chân trời ám ảnh (2015)
+ Âm vang dòng sông
+ Cứu cánh
Phong cách sáng tác
Thi Sảnh không chỉ là một nhà thơ mà còn là một nhà văn mang nhiểu xúc cảm được trải dài trên trang viết của chính mình. Các bài thơ của Thi Sảnh thể hiện được trái tim rung cảm, với những nồi niềm sâu lắng của nhà thơ cũng như những xúc cảm gần gũi, thân thương tựa như một người thân quen ngày ngày bộn bề với cuộc sống, những hình ảnh xuất hiện trong thơ của tác giả luôn sinh động, gợi hình gợi cảm, giọng điệu cá tính, mang chất riêng của bản thân. Tuy trang thơ của Thi Sảnh không cầu kỳ nhưng lại thể hiện được sư hiểu biết, thông thái, tìm tòi và suy tư, chiêm nghiệm kĩ lượng, dùng cả tình cảm, tâm huyết sáng tác nên. Và ngoài việc sở hữu các trang thơ hào hùng, Thi Sảnh còn có những sáng tác văn chương về đề tài lịch sử hào hùng, tái hiện lịch sử qua những câu chuyện với những nhân vật được khắc họa một cách tinh tế, tỉ mỉ và nghệ thuật.
Nhận định, đánh giá
– Nhà văn Vũ Thảo Ngọc, Chi hội trưởng Chi hội Văn học, Hội VHNT Quảng Ninh, đánh giá: “Suốt chiều dài cuốn tiểu thuyết, nhà văn khi vào vai nhân vật chính, khi vào vai nhà sử học nhận định về cuộc chiến. Nhà văn Thi Sảnh còn đề cập khá nhiều đến các chi tiết, tư liệu lịch sử… Nói chung, “Âm vang dòng sông” đã để lại cái sự “âm vang” ấy cho người đọc về những điều mà ta vẫn nghe nhưng chưa thẩm thấu về cuộc đấu tranh giữa hai bờ giới tuyến đầy cam go, khốc liệt”.