Một trong những nhà báo, nhà bình luận xuất sắc của Mỹ, Thô-mát L. Phrít-man (Thomas Friedman) đã để lại những ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc về những vấn đề cấp thiết, thay đổi của thế giới qua những hành trình, trải nghiệm của chính bản thân ông. Hãy tham khảo bài viết Giới thiệu tác giả Thô.mát L Phrít-man (Tiểu sử, sự nghiệp, tác phẩm, phong cách sáng tác) để hiểu thêm về nhà văn người Mỹ này nhé!
Tiểu sử
– Thô-mát L. Phrít-man (Thomas Friedman – 20/07/1953), sinh ra tại St.Louis Park, một vùng ngoại ô của Minneapolis (Mỹ)
– Ông đã từng theo học ở trường trung học St.Louis Park và viết bài cho tờ báo của trường. Friedman tốt nghiệp năm 1971.
– Friedman học tại trường Đại học Minnesota được 2 năm thì ông chuyển sang học tại trường Đại học Brandeis.
– Năm 1975, ông nhận được Bằng cử nhân về lĩnh vực nghiên cứu Địa Trung Hải của trường Brandeis.
– Ông tiếp tục theo học ở trường St.Antony tại Đại học Oxford bằng học bổng Marshall, sau đó nhận được bằng Thạc sĩ về lĩnh vực nghiên cứu Trung Đông.
– Vợ của Friedman là Ann Bucksbaum, bà tốt nghiệp tại Đại Học Stanford (Stanford University) và trường Kinh tế Luân Đôn (London School of Economics), bố của bà là chủ tịch Hội đồng của General Growth Properties, 1 tập đoàn kinh doanh bất động sản.
– Ann và Thomas Friedman sống ở Bethesda, Maryland ngoại ô Washington, D.C. Họ có hai người con gái: Orly Friedman(1985) và Natalie Friedman (1988).
Sự nghiệp
– Sau khi nhận bằng thạc sĩ, Friedman đã bắt đầu làm việc cho hãng United Press International (Thông tấn xã Hoa Kỳ) 1 năm sau đó ông được cử đến Beirut và đã ở đấy cho đến năm 1981.
– Ông trở thành phóng viên cho báo The New York Times, và được cử đến Beirus vào lúc bắt đầu của cuộc chiến Liban năm 1982.
– Từ năm 1984 đến năm 1988 ông nhận nhiệm vụ đến Jerusalem
– Sau cuộc tranh cử của Bill Clinton vào năm 1992, ông trở thành người đưa tin về Nhà Trắng cho báo Times
– Đến năm 1994 ông bắt đầu viết nhiều hơn về lĩnh vực chính sách đối ngoại và kinh tế, rồi chuyển tới báo The New York Time với vai trò phụ trách chuyện mục đối ngoại.
– Kể từ năm 2004, ông trở thành thành viên của Hội đồng Giải thưởng Pulitze
Tác phẩm
– From Beirut to Jerusalem (Từ Beirut tới Jerusalem) (1989;bản chỉnh sửa 1990)
– The Lexus and the Olive tree (Chiếc Xe Lexus và Cây Ô lưu): tìm hiểu về toàn cầu hóa (1999; bản chỉnh sửa 2000)
– Longitudes and Attitudes (Kinh Độ và Thái Độ): khảo sát thế giới sau sự kiện 11 tháng 9(2002; in lại 2003 như là Longitudes and Attitudes: thế giới trong kỉ nguyên khủng bố)
– The World Is Flat (Thế giới phẳng): Tóm lược lịch sử thế kỷ XX (2005; phiên bản mở rộng 2006; bản chỉnh sửa 2007)
– Hot,Flat and Crowded (Nóng, Phẳng và Đông Đúc): Tại sao chúng ta cần 1 cuộc Cách mạng Xanh – Và Nó Có Thể Đổi Mới Nước Mỹ Như Thế Nào (2008)
Giải thưởng
– Giải thưởng Pulitzer:
+ 1983: tái hiện cuộc chiến tranh ở Liban. Một ví dụ điển hình về phóng sự quốc tế
+ 1988: bài viết về Israel: một ví dụ điển hình mảng phóng sự về các vấn đề quốc tế (tái hiện cuộc chiến tranh giữa Palestine và Israel.)
+ 2002: Cho bình luận sáng suốt của ông về ảnh hưởng của mối đe dọa khủng bố với toàn cầu
– Giải George Polk về mảng Phóng sự Quốc tế.
– Friedman đã nhận được Overseas Press Club giải thưởng cho cống hiến trọn đời
Phong cách sáng tác
Văn chương của Friedman không phải là câu từ bay bổng, chơi chữ, mà là ngắn ngọn, xúc tích, đi thẳng vào vấn đề cần bàn luận và lập luận chặt chẽ, xác thực, khoa học. Vốn từ phong phú, sáng tạo, linh hoạt phù hợp với nội dung cần triển khai.
Giúp người đọc tưởng tượng ra khung cảnh của tác phẩm, thấu hiểu được những vấn đề cấp thiết của thế giới, nhận thức được vai trò, trách nhiệm của bản thân mình. Trong tác phẩm “Nóng, phẳng, chật (2008) mục 5 phần 2 là “Thủy tiên tháng Một” bàn về sự khác thường của thời tiết, cho thấy một thực trạng đang dần phổ biến, thay đổi quy luật của thế giới tự nhiên và nguồn gốc sâu xa của vấn đề này lại chính là do tác động của con người.
Với sự sáng tạo, tài năng, thông minh, tư duy cùng góc nhìn đa chiều, mỗi một tác phẩm của Firedman đều đem cho người đọc về lượng thông tin bổ ích, bao quát, truyền đạt bài học ý nghĩa ở nhiều tầng, mức độ khác nhau.