Giới thiệu tác giả Tô Thi Vân về tiểu sử, sự nghiệp các tác phẩm chính, phong cách sáng tác, nhận định và đánh giá về ông
1. Tiểu sử
– Nhà thơ Tô Thi Vân tên thật là Tạ Văn Thiệu.
– Năm sinh: 1948
– Quê quán: làng Tê Quả ( xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai, Hà Nội)
– Ông được mệnh danh là: Lão nông thi sĩ
2. Sự nghiệp
– Ông làm thơ từ sớm, vậy nhưng lại không có cơ duyên với sự nổi tiếng. Đến những năm nửa đầu thập niên 90 của thế kỉ trước thì ông mới bắt đầu xuất hiện trên văn đàn
– Năm 1995, ông chuyển công tác từ Nhà máy Cơ khí Nông nghiệp về Hội Văn nghệ tỉnh Hà Tây và làm biên tập thơ cho Tạp chí Tản Viên Sơn cho đến lúc nghỉ hưu.
3. Các tác phẩm
– Chiều bên mẹ
– Mây trắng
– Đồng hành
– Buổi sớm
– Trốn trăng
– Bà ơi
– Hoa mướp vàng
– Bóng xưa
– Bến quê
– Ru con
– Bữa cơm trên đồng
– Tháng mười
– Đêm làng
– Cơm muối
– Cà cuống
4. Phong cách sáng tác
– Giọng thơ của Tô Thi Vân nhẹ nhàng tựa như một lời kể chuyện, đưa chúng ta về với những cảm xúc trong trẻo, hồn nhiên và mộc mạc nhất trong mỗi con người.
– Hình ảnh làng quê bình dị, dân dã bên bờ sông Đáy hiện ra dưới ngòi bút của ông là bức tranh chân thực nhất, bình dị nhất về cuộc sống với cha mẹ, với những người dân từ thuở thơ ấu. Ngôn ngữ “yêu thương” của ông đã bộc lộ được hết những cảm xúc đơn thuần của con người, đưa họ đến với thế giới nội tâm đầy sâu sắc nhưng cũng không kém những ánh sáng lấp lánh của tình thương.
– Chất liệu trong thơ của ông thường là những điều quen thuộc trong cuộc sống như bữa cơm, lời ru,.. hay là những kí ức tươi đẹp của ông về một miền quê thân thương trong kí ức
– Ông giống như một người giữ hồn quê, an tĩnh viết lại những khoảnh khắc đẹp nhất của đồng quê sông Đáy giữa sự chuyển biến vội vã của cuộc đời
5. Nhận định và bình luận
– Trần Vũ Long: “Với tôi, có lẽ Tô Thi Vân là một trong số ít nhà thơ đương đại viết về làng quê một cách nhi nhiên hay và cuốn hút đến vậy.”