Nhà văn Trần Đình Hượu chuyên nghiên cứu, sáng tác các tác phẩm đề cập đến vấn đề lịch sử tư tưởng và văn học Việt Nam thời trung, cận đại. Cùng tìm hiểu thêm về nhà văn qua bài viết Giới thiệu tác giả Trần Định Hượu (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác, nhận định) nhé!
Tiểu sử
– Trần Đình Hượu sinh ngày 1 tháng 1 năm 1927 – mất này 16 tháng 1 năm 1995, thọ 68 tuổi.
– Quê quán: xã Võ Liệt, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An
– Gia đình: Cha ông làm nghề bốc thuốc là học trò của Phan Bội Châu và thuộc một thế hệ nhà Nho giàu khí tiết, tâm huyết với thời vận đất nước, và mất khi Trần Đình Hượu mới 14 tuổi.
– Học vấn: Kết thúc bậc học thành chung ở Huế, Trường Đào Duy Từ.
Sự nghiệp
– Cách mạng Tháng 8 nổ ra, Trần Đình Hượu trở về quê tham gia hoạt động của tổ chức Việt Minh.
– Năm 1945: Tham gia Thanh niên cứu quốc và Ủy ban Khởi nghĩa xã Võ Liệt.
– Năm 1949: Ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương và sau đó được cử đi học hệ dự bị của Đại học Kháng chiến.
– Từ năm 1959 – 1963: Là nghiên cứu sinh ở Đại học Tổng hợp Lômônôsôp, thuộc Liên Xô, với đề tài về Mặc Tử.
– Từ năm 1963 đến năm 1993: Giảng viên tại Khoa Ngữ văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội.
– Năm 1963 đến năm 1964: Soạn và giảng Tư tưởng Nho gia và Lão Trang và chuyên đề Nho giáo, nhà nho và văn học.
– Năm 1993: Tham gia Hội thảo Văn hóa và tư tưởng trong khu vực văn hóa dùng chữ Hán tại Nhật Bản.
– Năm 1994: giảng ở Đại học Prôvăngxơ, Cộng hòa Pháp.
Tác phẩm
– Một số vấn đề lý luận về lịch sử tư tưởng Việt Nam (viết chung,1984)
– Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời 1900 – 1930 (chủ biên, Nhà xuất bản)
– Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp (1988)
– Văn học và hiện thực (viết chung, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 1990)
– Đến hiện đại từ truyền thống. Nhà xuất bản Văn hóa, 1996, gồm tập hợp những bài viết và tham luận rải rác từ năm 1974 đến 1993 về đề tài Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo và những truyền thống văn hóa bản địa
– Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại (Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin, 1995)
– Các bài giảng về tư tưởng phương Đông (Lại Nguyên Ân ghi) ( Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001)
– Tuyển tập Trần Đình Hượu (2 tập).
Giải thưởng
– Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ năm 2000.
Phong cách sáng tác
Nhà văn Trần Đình Hượu chuyên nghiên cứu, sáng tác các tác phẩm đề cập đến vấn đề lịch sử tư tưởng và văn học Việt Nam thời trung, cận đại. Bằng lăng kính quan sát đầy nghệ thuật, bao quát toàn bộ góc nhìn, trang văn của tác giả mạch lạc, chính xác, trình bày bố cục khoa học có logic hợp lý, rành mạch. Để sáng tác nên những bài nghiên cứu đúng, chuẩn thì thông tin được mang đến đều phải trải qua quá trình chắt lọc cẩn thận, điều đó cho thấy sự tỉ mẩn, yêu nghề, muốn cống hiến sức mạnh cho nền văn học nước nhà của Trần Đình Hượu. Ngôn từ sinh động, hình ảnh phong phú, tràn ngập màu sắc tái hiện nên những giá trị, vẻ đẹp ẩn sâu trong những tác phẩm văn học của dân tộc.
Nhận định, đánh giá
– Nhà phê bình văn học Đỗ Lai Thúy: “không chỉ giúp người đọc hiểu được Trần Ðình Hượu, đi vào thế giới đầu óc và trái tim của ông, mà còn giúp họ đưa mình lên phía trước”.
“Trần Ðình Hượu là con người sống với hiện tại. Ông luôn trăn trở cho hướng đi của đất nước. Nhưng tương lai của một dân tộc bao giờ cũng bị quy định bởi quá khứ”.
– GS. Trịnh Văn Thảo ca ngợi: “Trong hàng ngũ những triết gia, tư tưởng và chuyên môn văn học Việt Nam ở Hà Nội, GS. Trần Đình Hượu là một trong những người mà tôi xem là khả kính nhất và có những tư tưởng mới lạ nhất”
– PGS Trần Ngọc Vương : “Ông nhận được sự kính trọng sâu sắc của đồng nghiệp, học trò và cả những người vào những thời điểm nào đó đã từng là “phản biện gia hăng hái” của chính ông”.
– Trần Đình Hượu rất có ý thức về con đường đi của riêng mình. Ông từng nói: “Muốn tìm hiểu một cái gì đó ta phải phân tích cơ sở tồn tại của nó (…). Tôi cũng sẽ làm như vậy, chỉ có điều là tôi phân tích không giống người ta”.
– GS. Nguyễn Kim Đính: “Anh lẳng lặng, cần mẫn theo đuổi những gì anh suy nghĩ đằm chín với niềm tự tin sâu sắc và với cốt cách Nho phong khẳng khái được hấp thụ từ nền văn hóa “ngang bằng sổ ngay” vốn là truyền thống gia đình”
– PGS. Lê Chí Dũng:”Cho phép nói rằng ông thuộc type nhà nghiên cứu khoa học “kình thiên một cột giơ tay chống – dẫu gió lung lay cũng chẳng nao” vì sự thật và chân lý, vì cuộc sống con người, vì sự phát triển hợp quy luật của đất nước”