Trần Đình Sử là nhà giáo tài hoa của nền giáo dục Việt Nam, không chỉ riêng những cống hiến của ông dành cho sự nghiệp trồng người mà còn cho nền văn học nước nhà. Tham khảo bài viết Giới thiệu tác giả Trần Đình Sử (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác) để hiểu thêm về nhà văn nhé!
Tiểu sử
– Trần Đình Sử, sinh ngày 10 tháng 8 năm 1940 tại Huế.
– Quê gốc của ông là ở làng Phú Lễ, Quảng Phú, Quảng Điền, Thừa Thiên, sau này là Thừa Thiên – Huế
– Sau năm 1945, thực dân Pháp tái chiếm Huế, mặt trận Huế vỡ, không giữ được, gia đình Trần Đình Sử chuyển lên sống tại thôn Lương Hạ, xã Triệu Nguyên, Triệu Phong tỉnh Quảng Trị, thuộc Chiến khu Ba Lòng, Quảng Trị.
– Học vấn:
+ Trần Đình Sử học tiểu học ở Quảng Trị, năm 1952 chuyển ra Đức Thọ, Hà Tĩnh, ở Trại Thiếu sinh Quảng Trị. Học lớp 5 và 6 tại Hà Tĩnh.
+ Hai năm sau, hòa bình lập lại, Trại thiếu sinh Quảng Trị giải tán Trần Đình Sử chuyển sang trường học sinh miền Nam mới được thành lập. Lúc đầu học tại trường Học sinh Miền Nam số 8 (Dương Liễu, Hoài Đức) sau chuyển sang trường Học sinh Miền Nam số 24 (thôn Thượng Cát, Từ Liêm, Hà Đông), tại đây học xong lớp 7.
+ Năm 1956, ông chuyển lên học Phân hiệu Học sinh Miền Nam đóng tại trường Phổ thông cấp 3 Hà Nội, tại Lý Thường Kiệt, sau Trần Đình Sử chuyển sang trường Nguyễn Trãi 3 tại 30 Phan Đình Phùng Hà Nội và tốt nghiệp phổ thông ở đây.
+ Từ năm 1959 – 1961: Trần Đình Sử học phân khoa Trung văn, Khoa Ngoại ngữ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
+ Từ năm 1962 đến năm 1966: ông được cử đi tu nghiệp văn học tại Đại học Tổng hợp Nam Khai, Khoa Văn học theo chế độ tiến tu (thực tế học theo năm thứ ba và thứ tư).
+ Từ năm 1968 đến năm 1969: Trần Đình Sử học chuyên tu Nga văn một năm. Đến năm 1974, tiếp tục học chuyên tu Nga văn 1 năm nữa. Năm 1976 – 1980 làm nghiên cứu sinh tại Khoa Ngữ Văn, Đại học Tổng hợp Kiev, Liên Xô và bảo vệ luận án ngày 20 tháng 10 năm 1980.
Sự nghiệp
– Sau khi tốt nghiệp, đỗ thủ khoaTrường Đại học Sư phạm Hà Nội, ông được giữ lại làm cán bộ giảng dạy tại trường từ tháng 10 năm 1961.
– Năm 1966, trở về nước và được cử vào giảng dạy tại Trường Đại học Sư phạm Vinh, với bộ môn Lí luận văn học, khoa Văn.
– Từ năm 1968 Trần Đình Sử bắt đầu tham gia vào nghiên cứu khoa học.
– Năm 1981, Trần Đình Sử về nước sau khi đi học chuyên tu Nga văn và làm việc tại Khoa Ngữ Văn, giảng dạy Bộ môn Lí luận văn học, Đại học Sư phạm Hà Nội. Trong thời gian công tác ông đã từng giữ những cương vị như:
+ Trưởng Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 1990 – 1995.
+ Trưởng Bộ môn Lí luận văn học và Chủ nhiệm Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 1997 – 2001.
+ Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, 1990.
+ Từ 1995 – 2010, Ủy viên Hội đồng lí luận phê bình Hội Nhà văn Việt Nam.
+ Từ 2003 – 2012: Ủy viên Hội đồng lí luận phê bình văn học nghệ thuật Trung ương.
+ Từ năm 1990 đến 2010Ủy viên Hội đồng Chức danh nhà nước ngành Văn học.
– Và ông làm việc ở đó đến năm 2008 thì ông về hưu, song ông vẫn tham gia vào đào tạo bậc thạc sĩ và tiến sĩ ở trường Đại học Sư phạm Hà Nội và nhiều cơ sở đào tạo khác thuộc các trường đại học và học viện ở Việt Nam cho đến nay.
Tác phẩm
– Một số công trình nghiên cứu, dịch thuật:
+ Dẫn luận nghiên cứu văn học do G. N. Pospelov chủ biên
+ Giáo trình Lí luận văn học, tập 1 và 2, viết chung 1986 và 1987. Ông viết 11 chương trên 30 chương của bộ sách.
+ Thi pháp thơ Tố Hữu
+ Tư tưởng văn học Trung Quốc của I. S. Lisevich
+ Một số vấn đề thi pháp học hiện đại trong chương trình văn học phổ thông
+ Những vấn đề thi pháp Dostoievski, dịch chung với Lại Nguyên Ân và Vương Trí Nhàn
+ Những thế giới nghệ thuật thơ
+ Lí luận và phê bình văn học
+ Thi pháp thơ Đường, viết và dịch chung với Nguyễn Khắc Phi
+ Một số vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam
+ Dẫn luận thi pháp học
+ Đọc văn học văn, (tập hợp những bài phân tích bình luận văn học trong nhà trường in trên báo và các sách)
+ Ngôn ngữ nghệ thuật thơ Đường của hai tác giả Mĩ gốc Hoa Cao Hữu Công và Mai Tổ Lân, dịch chung với Lê Tẩm
+ Văn học và thời gian
+ Thi pháp Truyện Kiều
+ Từ điển thuật ngữ văn học, đồng chủ biên
+ Giáo trình Lí luận văn học, Tập 1 và tập 2, viết mới
+ Văn học so sánh, lịch sử và triển vọng, Chủ biên
+ Tuyển tập nghiên cứu văn học
+ Môn ngữ văn và dạy học ngữ văn trong nhà trường phổ thông
+ Tự sự học- từ kinh điển đến hậu kinh điển (sách tái bản) (chủ biên)
+ Lược sử văn học Việt Nam (chủ biên)
…
Giải thưởng, vinh danh
– Giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1997 cho cuốn sách: Lí luận và phê bình văn học. (Nhà xuất bản. Hội nhà văn, 1996).
– Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ năm 2000 cho cụm công trình Thi pháp học, gồm các công trình: Thi pháp thơ Tố Hữu (Nhà xuất bản, tác phẩm mới, H, 1987); ‘’Lí luận và phê bình văn học (Nhà xuất bản, hội nhà văn H, 1996); Những thế giới nghệ thuật thơ (Nhà xuất bản, Giáo dục, H, 1995); Dẫn luận thi pháp học (Nhà xuất bản, Giáo dục, H, 1998).
– Giải thưởng Hội nhà văn Hà Nội năm 2015 với cuốn sách Trên đường biên của Lí luận văn học (Nhà xuất bản Văn học, 2014).
– Giải thưởng Văn hóa Phan Châu Trinh lần thứ X, năm 2017, vì những đóng góp to lớn và lâu dài trong lĩnh vực nghiên cứu văn học.
Phong cách sáng tác
Trần Đình sử đã đóng góp rất nhiều các tác phẩm nghiên cứu văn học cho nền giáo dục. Ông sử dụng học vấn, những tri thức mà ông đã được tiếp thu khi đi du học hay trong quá trình học tại Đại học Sư phạm Hà Nội để sáng tác. Dung tục, hướng mối quan tâm vào nghệ thuật, Trần Đình Sử dùng thi pháp, cùng lối tư duy, sáng tạo và cái nhìn đa chiều để nhìn nhận về tác phẩm, phương pháp nghệ thuật để cung cấp các loạt khái niệm, thuật ngữ mới đem tới những khả năng mới trong việc giúp người đọc cảm thụ được văn học, khích lệ tinh thần học hỏi, tìm tòi, khám phá thêm nhiều về văn học. Lối phân tích bình phẩm thơ văn của Trần Đình Sử có nét riêng đặc biệt, không thể pha trộn với bất kì ai.