Giới thiệu tác giả Trần Duy Phiên (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác, nhận định)

Nhà văn Trần Duy Phiên, cái tên thân thuộc với vô số người đọc cũng như các nhà văn khác thời kì đương đại. Các sáng tác của nhà văn đã giúp cho thế giới quan của người đọc, chiêm nghiệm ra những khía cạnh ẩn sâu trong câu chuyện trở nên sâu sắc, tốt đẹp hơn. Cùng tìm hiểu về tác giả thông qua bài viết Giới thiệu tác giả Trần Duy Phiên (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác, nhận định) nhé!

Tiểu sử

– Trần Duy Phiên sinh năm 1942 tại Thừa Thiên Huế.

– Học vấn: Tốt nghiệp trường đại học Sư phạm và đại học Văn khoa Huế.

Giới thiệu tác giả Trần Duy Phiên (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác, nhận định)

Sự nghiệp

– Tháng 9 năm 1967: Sau khi tốt nghiệp đại học Trần Duy Phiên đi dạy học ở Kontum.

– Tháng 8 năm 1968: Trần Duy Phiên cùng với Tần Hoài Dạ Vũ về Huế thành lập tạp chí Việt (xuất bản dưới dạng bất hợp pháp) bí mật đặt tòa soạn ở lầu 3 thư viện đại học, in ronéo tại trường Mỹ Thuật.

– Trước năm 1975: Trần Duy Phiên đã sở hữu vài ba chục quyển truyện ngắn được đăng trên các tạp chí: Việt, Đối Diện, Trình Bầy, Ý Thức và đã được các báo Việt ngữ yêu nước in lại tại Canada, Nhật Bản.

– Sau năm 1975: Trần Duy Phiên dừng lại sự nghiệp giảng dạy và viết văn khoảng mười năm. Nhà văn đã bươn chải qua nhiều nghề tạp nham để kiếm sống.

– Tới hồi khoảng năm 1984 – 1985: Nhà văn quay trở lại với con đường nghệ thuật văn học. Những truyện ngắn của Trần Duy Phiên đã thành công vang dội, lần lượt xuất hiện trên các tạp chí: Thanh Niên, Sông Hương, Đất Quảng, Nha Trang, Gia Lai – Kon Tum, Cửa Việt, Thế Giới Sách, Non Nước, Nhớ Huế, TB, Văn Nghệ (Hội Nhà văn Việt Nam)…

Tác phẩm

– Truyện dài Đốt lửa sau mây, năm 1969

– Tập truyện Trước khi mặt trời mọc (Đối Diện xuất bản năm 1972)

– Tiểu thuyết Trăm năm còn lại (Năm 1996)

– Tập truyện Kiến và Người (Năm 1996)

– Tập truyện Ngược dòng phù hoa (Năm 1997)

– Tập truyện Chim trong thành quách cũ (Năm 2003)

– Truyện Tư Giò và Sáu Dền

– Những mảnh vỡ của một vì sao chợt tắt

– Chim tha lửa

– Pháo thủ thành Trấn Hải

– Có ai dám mở mắt ra không?

– Ngàn năm bia miệng

– Những số phận tình yêu di truyền

– Con đường xa lạ trước mắt

– Của em

– Mối và người

– Nửa đêm về sáng

– Bahnar

– Ngõ đạo miền hoang dã

– Anh hùng thảo dã

Phong cách sáng tác

Nhà văn Trần Duy Phiên, cái tên thân thuộc với vô số người đọc cũng như các nhà văn khác thời kì đương đại. Các sáng tác của ông đã tạc nên ấn tượng khó quên trong lòng người với bút pháp sắc xảo, góc cạnh, mãnh liệt khi miêu tả nên đối tượng, hình ảnh, câu chuyện trong các tác phẩm. Từ sự trải nghiệp sâu rộng, đúc kết kinh nghiệm với những hoàn cảnh khác nhau, nhà văn đã tạo nên những chất riêng của bản thân, bộc bạch tình yêu quê hương, đất nước, và tình yêu vô bờ với tự nhiên. Trong một số tác phẩm của nhà văn, chúng ta biết tới ba tác phẩm thể hiện quan điểm của nhà văn như “Kiến và người”, “Mối và người”, “Nhện và người”, nhà văn sử dụng các nhân vật đến từ tự nhiên, nhân hóa nó dưới góc nhìn của một sinh vật nhỏ nhoi, chịu nhiều đau khổ, bị áp bức, đối diện với vô vàn nguy hiểm. Qua đó, ta thấy được tài năng sáng tác, hòa trộn các phương thức nghệ thuật để tạo nên trang văn của bản thân, từ ngữ đa dạng, phong phú, gần gũi giúp cho các bức tranh trong truyện được khắc họa một cách rõ nét sinh động, mối quan hệ giữa thiên nhiên, ở đây đại diện là các con vật nhỏ bé và con người, với hình dáng to lớn, đáng sợ. Nhằm truyền những bài học quý giá, giúp cho thế giới quan độc giả trở nên sâu sắc hơn, trân trọng, phê phán những hành vi tàn phá, thiếu đạo đức.

Nhận định

– Trong bài tựa Tuyển tập truyện ngắn Việt (Nxb Trẻ, 1997), TS. nhà văn Huỳnh Như Phương nhận xét: “Bên cạnh một Trần Hữu Lục trữ tình, Trần Duy Phiên là nhà văn có ngòi bút sắc cạnh và bạo liệt khi miêu tả cái ác và thể hiện sự thảm khốc của chiến tranh”.