Trần Mai Ninh là nhà văn, nhà thơ thời kì kháng chiến, thế nên thơ ông mang màu sắc cách mạng, nêu cao tinh thần cổ vũ, thúc đấy đấu tranh chống kẻ thù, dành lại độc lập, tự do, hạnh phúc cho dân tộc. Cùng tham khảo bài viết Giới thiệu tác giả Trần Mai Ninh (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác, nhận định) để hiểu thêm về người anh hùng cách mạng nhé!
Tiểu sử
– Trần Mai Ninh tên thật là Nguyễn Thường Khanh, sinh năm 1917 tại Thanh Hóa. Mất năm 1948 (thọ 31 tuổi) khi tham gia hoạt động cách mạng
– Khi tham gia viết báo cho cách mạng ông có các bút danh như: Mạc Đỗ, Trần Mai Ninh, Hồng Diện, Nguyễn Thường Khanh
– Gia đình: Cha ông là Nguyễn Xuân Tuyển, một viên chức nhỏ.
– Học vấn: Trần Mai Ninh từng học Thành Chung ở Thanh Hóa, sau ra Hà Nội học tiếp lên Tú Tài.
Sự nghiệp
– Khi còn đi học, Trần Mai Ninh đã cùng những người bạn đã ra tờ báo có tên “Con sáo” để phê phán nền giáo dục thực dân và nói lên lý tưởng của tuổi trẻ học đường
– Trần Mai Ninh tham gia phong trào yêu nước Mặt trận dân chủ (1936-1939), viết bài và biên tập cho các tờ báo của Đảng xuất bản trong thời kỳ Mặt trận dân chủ như: Bạn dân, Thời thế (1937), Tin tức, Thế giới, Người mới (1938) và Bạn đường, Tự do ở Thanh Hóa,…
– Năm 1939, Khi Mặt trận dân chủ bị chính quyền thực dân đàn áp, Trần Mai Ninh rút lui vào bí mật hoạt động ở Thanh Hóa.
– Năm 1941 – 1945: Ông bị bắt và đày ở Buôn Mê Thuột.
– Năm 1945 – 1947: Sau khi ra tù, Trần Mai Ninh tham gia khởi nghĩa ở Phú Yên và hoạt động ở nhiều tỉnh thuộc Liên khu 5.
– Năm 1948: Trong lúc thi hành nhiệm vụ, ông bị địch bắt, bị giam và bị bắn chết tại nhà tù Nha Trang.
Tác phẩm
– Thơ:
+ Nhớ máu
+ Tình sông núi
– Truyện:
+ Thằng Tuất (truyện vừa, 1939)
+ Trừ họa (truyện ngắn, 1941)
+ Ngơ ngác (truyện dài, 1941)
– Tiểu luận: Sống đã rồi viết văn (1944)
– Thơ văn Trần Mai Ninh (tuyển tập, 1980)
Giải thưởng, vinh danh
– Trần Mai Ninh được nhận giải thưởng cấp nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2007.
– Hội nhà báo tỉnh Thanh Hóa lấy tên Trần Mai Ninh để đặt cho giải thưởng cao quý nhất của hội. Và tại Thanh Hóa còn có một trường THCS mang tên ông.
– Con đường tại quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh cũng mang tên Trần Mai Ninh.
Phong cách sáng tác
Đối với Trần Mai Ninh, thơ văn chính là sở trường của ông, ông trải vào lòng mình những dòng thơ để khắc lên nỗi niềm cảm xúc, suy tư, cảm nhận sâu sắc, bộc lộ một phong cách dữ dội, táo bạo, thể hiện cái tôi của nhà thơ. Nội dung trong thơ thường mang màu sắc hiện đại, khác xa với thời thế lúc bấy giờ. Hướng đến những tư tưởng tích cực, những bức tranh hành động ca ngợi, cổ vũ hoạt động cách mạng, thúc đẩy tinh thần mọi người đứng lên đấu tranh chống giặc ngoại xâm, vì một tương lai tươi sáng của dân tộc, độc lập, tự do. Đồng thời điều đó cũng nói lên khát vọng, mong muốn trong trái tim Trần Mai Ninh.
Nhận định, đánh giá
– Thanh Thảo nhận xét thơ của Trần Mai Ninh: “có thể hóa thân không chỉ vào âm nhạc, hội họa, điêu khắc, mà cả vào điện ảnh nữa! Và những montage dứt điểm trong bài Nhớ máu là những montage mà một đạo diễn điện ảnh mạnh tay nghề có thể thưởng thức sâu sắc. “Quắc mắt nhìn vào thăm thẳm tương lai” Trần Mai Ninh có thể thấy bài thơ của mình ròng ròng nơi “tối cao vinh dự”. Nơi ấy, chắc chắn không phải là một giải thưởng, dù là giải thưởng to đến đâu! Nơi ấy, là hồn dân tộc, là khí huyết bừng bừng của những người yêu nước trung trực, là nơi “Việt Nam rồi đứng dậy – Sáng vô chừng!”..”