Giới thiệu tác giả Trần Quang Khải (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác, nhận định)

Là một trong những thi nhân tài hoa của thời Trần – Trần Quang Khải đã thể hiện những xúc cảm, ý chí, tấm lòng và một trái tim yêu thương đất nước, quê hương trong các sáng tác của mình. Đồng hành cùng Tramvanhoc tìm hiểu về ông qua bài viết Giới thiệu tác giả Trần Quang Khải (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác, nhận định) nhé!

Tiểu sử 

– Trần Quang Khải sinh ngày 24 tháng 8 năm 1241- mất ngày 26 tháng 7 năm 1294 là một nhà chính trị, quân sự, tôn thất hoàng gia Đại Việt thời Trần.

– Trần Quang Khải được ban tước vị Chiêu Minh Vương, gia phong Chiêu Minh Đại Vương, chức Thượng tướng, Thái sư. Ở triều Trần (1225-1400), chức Thượng tướng cao hơn Đại tướng.

– Gia thế: Trần Quang Khải là Hoàng tử thứ ba của vua Thái Tông Trần Cảnh và mẹ là Thuận Thiên hoàng hậu Lý thị (con gái trưởng Lý Huệ Tông). Ông là em cùng mẹ với thái tử Trần Hoảng, tức vua Trần Thánh Tông. Người anh đầu của hai ông là Tĩnh Quốc đại vương Trần Quốc Khang, dù được Thái Tông nhận làm con, nhưng thật ra là con của Khâm Minh Đại vương Trần Liễu

– Năm 1258 Trần Quang Khải được gả Phụng Dương công chúa, con gái của Thái sư Khâm Thiên đại vương Trần Nhật Hiệu, ban cho thái ấp ở phủ Thiên Trường (Nam Ðịnh). Thiếp thất tự Chiêu Hàn quê ở Hải Nam. Trần Quang Khải có 7 người con với Phụng Dương công chúa, người con trưởng mất sớm, tiếp theo là Văn Túc vương Trần Đạo Tái, Vũ Túc vương Trần Quang Đạo, Quỳnh Huy công chúa, Quỳnh Tư công chúa, Quỳnh Bảo công chúa và Quỳnh Thái công chúa. Trần Quang Khải có 13 người cháu nội cháu ngoại từ những người con dòng dõi đích xuất.

Giới thiệu tác giả Trần Quang Khải (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác, nhận dGiới thiệu tác giả Trần Quang Khải (Tiểu sử,sự nghiệp, phong cách sáng tác, nhận định)

Sự nghiệp

– Từ nhỏ, Trần Quang Khải đã được Trần Thái Tông phong tước Chiêu Minh vương và cho thụ giáo với Hàn lâm viện học sĩ kiêm Quốc sử Viện giám tu, Bảng nhãn Lê Văn Hưu.

– Năm 1258,  Tân quân Trần Thánh Tông phong cho Quang Khải tước Chiêu Minh Đại vương sau khi lên ngôi.

– Năm Thiệu Long năm thứ 4 (1261): Trần Thánh Tông phong Trần Quang Khải làm Thái úy – ông chính thức tham gia công việc triều chính ở độ tuổi 20 tuổi.

– Năm Thiệu Long năm thứ 8 (1265): nhà vua lại phong Quang Khải làm Thượng tướng, vào trấn thủ Nghệ An. Trại trạng nguyên Bạch Liêu là môn khách của ông.

– Đầu năm Thiệu Long năm thứ 14 (1271): Trần Quang Khải giữ chức Tướng quốc thái úy, trở thành đại thần đầu triều nắm giữ việc nước, đứng trên cả Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn.

– Đầu năm 1278 khi quân Nguyên sang tấn công Đại Việt, Thái sư Trần Quang Khải suýt tử thương khi thuyền của ông đang ngủ bị bốc cháy may là được vợ đánh thức mới thoát nạn. Sau đó, ông tham gia chỉ huy quân chống giặc ngoại xâm ở hai trận Nghệ An và Trương Dương độ.

– Sau chiến thắng này, triều đình luận công ban thưởng, Trần Quốc Tuấn có công lớn nhất, được phong tước Đại vương. Trần Quang Khải cũng được xếp công thần hạng nhất. Đất nước hòa bình trở lại, Quang Khải tiếp tục ở ngôi Thái sư cùng Thái úy Tá Thiên Đại vương Trần Đức Việp (con trai thứ của Trần Thánh Tông) cai quản việc nước.

Tác phẩm

– Là người học rộng và có viết văn, làm thơ Trần Quang Khải viết Lạc đạo tập, và tác phẩm của ông nay còn lại một số bài thơ như:

+ Tụng giá hoàn kinh sư (hay “Phò giá về kinh”)

+ Phúc hưng viên

+ Lưu gia độ

+ Dã thự

+ Xuân nhật hữu cảm

Phong cách sáng tác

Trần Quang Khải không chỉ là một nhà chính trị, quân sự kiệt xuất mà còn là một thi nhân tài hoa với những bài thơ yêu nước bất hủ, thể hiện tình yêu, sự trung thành với đất nước. Với xuất thân hoàng tộc cao quý, ngoài khí phách hiêng ngang, dũng mãnh trong các bài thơ với đề tài chiến đấu chống giặc như “Tụng giá hoàn kinh sư” viết bằng cảm hứng công dân, thể hiện hào khí Đông A và niềm vui chiến thắng giặc Nguyên Mông của một dân tộc anh hùng bất khuất. Thì thơ ông cũng mang những nét bình dị, thấm đượm tình yêu mến quê hương, làng quê thân thương với những hình ảnh đẹp đẽ, thân thuộc với biết người dân như bến đò, cánh đồng, mảnh vườn, lũy tre, trân mưa xuân trên đường thôn,… . Qua đó ta thấy được một phong cách sáng tác theo nhịp điệu thế sự, khi giặc tới thì hào hùng, tới khi kết thúc thì lại là giai điệu trữ trình bản thể sâu sắc, ấn tượng.

Nhận định

Sử gia Phan Huy Chú : thơ Trần Quang Khải “Thanh thoát, nhàn nhã”, “Sâu xa, lý thú”.