Giới thiệu tác giả Trần Quốc Minh về tiểu sử, sự nghiệp, các tác phẩm chính và phong cách sáng tác của ông
1. Tiểu sử
– Ông sinh ngày 23 tháng 8 năm 1943
– Quê quán: Hải Phòng
– Năm 1 tuổi, trong một lần sốt cao ác tính đã khiến ông gặp những di chứng về sau này. Hai chân bị liệt, cơ tay thì bị teo lại thế nhưng không vì vậy mà ông từ bỏ hy vọng sống của mình
– Năm 1962, vượt qua cả những khó khăn, khiếm khuyết về cơ thể, ông thi đỗ vào ban Văn của trường Đại học Tổng hợp (tiền thân của trường Đại học Quốc gia Hà Nội sau này)
2. Sự nghiệp
– Ông bắt đầu sáng tác từ năm 1962, nhưng chủ yếu là những bài ca dao, vần vè…
– Tới năm 1965, do được sự động viên, khích lệ của nhà văn Vân Long, ông bắt đầu nghiêm túc trong sự nghiệp sáng tác của mình, muốn lấy thơ ca như một chiếc gậy chống giúp ông đứng dậy, đứng vững giống như một người bình thường
– Ông từng giữ chức vụ Kế toán trưởng của Hợp tác xã May mặc Hữu Nghị ở Quận Hồng Bàng
– Năm 1996, đạt được Giải thưởng Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam với tập thơ ” Tôi chỉ mong “.
– Giải thưởng Văn nghệ Nguyễn Bỉnh Khiêm năm 1994 -1995 truyện ngắn Áo đỏ và năm 1996 -1997 bài thơ ” Từ nay mỗi tháng năm “.
– Năm 1999, ông giành được Giải Nhất cuộc thi thơ của người tàn tật Hải Phòng với bài thơ ” Bắc cầu”
– Giải Ba truyện mini của tạp chí Tài Hoa Trẻ – truyện ” Cây gậy ” vào năm 2002
– Tặng thưởng viết kỉ niệm sâu sắc Đài TNVN năm 2005
– Giải A về thơ của Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hải Phòng năm 2011
– Giải Ba cuộc thi thơ về đề tài Hoa phượng của Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hải Phòng 2012.
3. Các tác phẩm
– Mẹ (1972, đã được đưa vào chương trình SGK lớp 2, NXB Giáo Dục, 2002)
– Thành phố con tàu (1974)
– Trồng nụ trồng hoa (1986)
– Tôi chỉ mong (1995)
– Bắc cầu (2000) – Tuần hoàn của đất (2003)
– Gió thổi từ biển (2006)
4. Phong cách sáng tác
– Từ hoàn cảnh của bản thân mình, chúng ta có thể cảm nhận được trong thơ của ông luôn dồi dào ý chí chiến đấu với khó khăn của bản thân mình, ý chí để đứng lên trước những chông gai, thử thách được đặt ra phía trước.
– Đề tài của thơ cũng là những điều bình dị, những chất liệu quen thuộc xong cuộc sống đời thường của chính ông. Có lẽ chính vẻ đẹp của cuộc sống là cảm hứng thơ tươi đẹp nhất đối với ông
– Ngôn ngữ dịu dàng, tựa như đang tâm tình, thủ thỉ đối với người đọc, đã khiến cho những tác phẩm của ông càng giàu chất trữ tình, dễ dàng chạm vào trái tim của độc giả