Giới thiệu tác giả Trần Quốc Vượng (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác, nhận định)

Giới thiệu tác giả Trần Quốc Vượng về tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác, khen thưởng và nhận định.

Giới thiệu tác giả Trần Quốc Vượng về tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác, khen thưởng và nhận định.

1. Tiểu sử, cuộc đời

a. Tiểu sử

– Trần Quốc Vượng, 12/12/1934 – 8/8/2005, là một giáo sư, nhà sử học, nhà khảo cổ học Việt Nam

– Quê quán: Kinh Môn, Hải Dương

b. Cuộc đời

– Ông được xem là một trong tứ trụ của sử học Việt Nam đương đại

– Ông sinh tại huyện Kinh Môn, Hải Dương nhưng quê quán ở thôn Lê Xá, xã Châu Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam

– Sau khi tốt nghiệp thủ khoa cùng với Phan Huy Lê, Đinh Xuân Lâm năm 1956 ông được giữ lại làm cán bộ giảng dạy tại Khoa Lịch sử, Trường Đại học Tổng hợp

– Ngày 22/09/2003, ông lập gia đình lần thứ 2 với người vợ trẻ kém ông gần 30 tuổi

– Ông từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong ban văn hóa nghệ thuật.

2. Sự nghiệp văn học

– Ông đã viết nhiều bài nghiên cứu khoa học (trên 400 bài) đăng trên các tạp chí chuyên môn trong nước (khảo cổ, lịch sử, văn học, văn hóa dân gian, văn hóa nghệ thuật, …) và ngoài nước

– Ngoài ra, ông đã viết và được in ấn nhiều sách (trên 40 cuốn) ở cả trong và ngoài nước, có thể kể đến như:

– Việt Nam khảo cổ học (tiếng Nhật, Tokyo, 1993)

– Trong cõi (California, 1993)

– Theo dòng lịch sử (1995)

– Some aspects of Vietnam culture (Mỹ, 1995)

– Tìm hiểu văn hoá dân gian Hà Nội (1997)

– Việt Nam, cái nhìn địa văn hoá (1998)

– Vietnam folklore and history (Mỹ, North Ilinois, 1998)

– Essay into the Vietnam past (New York, Mỹ, 1999)

– Ngành nghề, tổ nghề, làng nghề Việt Nam (1999)

– Làng nghề, phố nghề Thăng Long, Hà Nội (2000)

– Văn hoá Việt Nam, tìm tòi và suy ngẫm (2000)

– Trên mảnh đất nghìn năm văn vật (2001)

– Tìm hiểu bản sắc văn hoá xứ Huế (2001)

– Confusianism in East Asia (Seoul, Hàn Quốc, 2001)

– Khoa Sử và tôi (2001)

– Tìm hiểu bản sắc văn hoá xứ Quảng (2002)

– Tìm hiểu bản sắc văn hoá dân gian Nam Bộ (2004)

– Hà Nội như tôi hiểu (2005)

– Con người – Môi trường – Văn hoá (2005)

3. Phong cách nghệ thuật

– Lời văn chân tình, dân dã và tri thức uyên bác đã trở thành một nét rất riêng Trần Quốc Vượng

– GS. Trần Quốc Vượng thuộc môtíp bác học quảng văn. Tiếng nói của ông cất lên trong nhiều lĩnh vực Khảo cổ học, Cổ sử học, Dân tộc học, Tâm lý học, kể cả Tâm lý học các chiều sâu, Nghệ thuật học, Văn hoá học…

4. Vinh danh, khen thưởng

a. Vinh danh

– Tên ông được đặt cho một phố ở quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội; một phố tại Khu đô thị Liêm Chính, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam; đoạn đường từ đường Đào Duy Tùng đến giáp đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, thuộc khu đô thị Phú Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn, chiều dài 1.260m; đoạn đường từ Tuyến D4, KĐT Hòa Mạc (phố Cao Bá Quát) tới Tuyến D1, KĐT Hòa Mạc (phố Lê Quý Đôn), thuộc phường Hòa Mạc, thị xã Duy Tiên.

b. Khen thưởng

– Ông đã được Chính phủ Việt Nam tặng Huân chương Lao động hạng Nhất (1997) và rất nhiều Huân Huy chương khác.

– Ngày 20/ 01/ 2012, ông được Chủ tịch nước ký quyết định truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt IV về Khoa học – công nghệ với cụm công trình Văn hóa Việt Nam: Truyền thống và Hiện đại gồm 3 tác phẩm: Văn hóa Việt Nam – Tìm tòi và Suy ngẫm, Việt Nam cái nhìn Địa

– Văn hóa, Trên mảnh đất ngàn năm văn vật

5. Nhận định

– GS. Đinh Xuân Lâm cho rằng: “Hơn 40 năm qua, GS. Trần Quốc Vượng vẫn miệt mài nghiên cứu về Hà Nội và có những công trình khoa học đặc sắc về Hà Nội, ông cũng là người có công đầu trong việc xây dựng ngành Hà Nội học. Nếu có một danh hiệu “nhà Hà Nội học” thì người đầu tiên và xứng đáng nhất để nhận danh hiệu là GS. Trần Quốc Vượng”.