Giới thiệu tác giả Trần Thị Trường (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác, nhận định)

Giới thiệu tác giả Trần Thị Trường về tiểu sử, sự nghiệp các tác phẩm chính, phong cách sáng tác và các nhận định về bà

1. Tiểu sử

– Bà sinh năm 1950

– Sinh tại Tuyên Quang

– Nguyên quán: Hoài Đức, Hà Nội

– Năm 1973, bà đỗ vào trường Đại học Mỹ Thuật Công nghiệp khoa gốm sứ. Thế nhưng chỉ sau một thời gian ngắn bà đã từ bỏ hội họa

– Năm 1981, bà đi xuất khẩu lao động tại Bulgaria khi đang là nhân viên Sở Xây dựng Hà Nội

– Sau đó, bà còn làm nghề may, tuy rằng có được nguồn thu nhập ổn định thế nhưng bà vẫn muốn đi theo nghiệp văn và theo đuổi văn học chuyên nghiệp

– Sau khi nghỉ hưu, dưới sự khích lệ và hướng dẫn khoa học của họa sĩ Hải Kiên, Trần Thị Trường đã quay trở lại với nghiệp vẽ và có được những thành công nhất định với lĩnh vực này

– Năm 1994 Trần Thị Trường được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam

Giới thiệu tác giả Trần Thị Trường (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác, nhận định)

2. Sự nghiệp

– Năm 1990, tác phẩm đầu tay của bà – tiểu thuyết “Lời cuối cho em” được Nhà xuất bản Thanh Niên ấn hành với hình ảnh minh họa bìa của họa sĩ Thành Chương đã được đông đảo bạn đọc đón nhận một cách tích cực và gây được tiếng vang lớn trên diễn đàn văn học Việt Nam

– Năm 2006, bà tiếp tục cho ra mắt tác phẩm truyện ngắn “Tình như chút nắng” tại Trung tâm Văn hóa và Ngôn ngữ Đông Tây

– Tính tới năm 2019, bà đã cho ra mắt độc giả cả nước 2 cuốn tiểu thuyết và 4 tập truyện ngắn, đều được đón nhận một cách tích cực

– Năm 2020, Trần Thị Trường ra mắt “Phố Hoài”, đây giống như một ánh sao sáng, mang lại nhiều danh tiếng cho bà và được khen ngợi bởi nhiều nhà phê bình văn học

3. Tác phẩm

– Lời cuối cho em (1990)

– Kẻ mắc chứng điên (1991)

– Bâng khuâng (1993)

– Tình câm (1996)

– Truyện ngắn Trần Thị Trường (1999)

– Hoa mưa (2001)

– Thời gian ngoảnh mặt (2003)

– Tình như chút nắng (2006)

– Những đóa hồng xanh

– Phố hoài (2020)

4. Phong cách sáng tác

– Những tác phẩm của bà tựa như một bức tranh rất đời, nhưng trong cái đời chát chúa ấy vẫn là một tia sáng thật ấm áp đang chờ đón con người ta ở phía cuối đường. Bà có sở trường viết về các nhân vật phụ nữ và đi sâu vào phân tích nội tâm, khoảng lặng tâm hồn của nhân vật, từ đó đưa chúng ta đến với những gì tự nhiên nhất, sâu thẳm nhất trong nội tâm nhân vật. Tác phẩm của bà còn lồng vào đó những tâm sự của chính bà, qua đó thể hiện được suy ngẫm của bà đối với thế sự, với tình hình của xã hội trong thời điểm đó

– Viết về những điều có trong cuộc đời xung quanh, kết hợp với ngôn từ gần gũi, bình dị đã đưa độc giả tới gần hơn với chính những câu chuyện trong tác phẩm, đó chính là thành công của nhà văn Trần Thị Trường

5. Nhận định và bình luận:

– Nhà phê bình Nguyễn Thụy Kha: “Đọc văn xuôi Trần Thị Trường, thấy ngập nỗi đời trong từng con chữ…”