Trần Vàng Sao, nhà thơ với phong cách sáng tác thơ ca hết sức lôi cuốn, độc đáo, tràn ngập máu sắc cá nhân. Cùng tìm hiểu thêm về nhà thơ qua bài viết Giới thiệu tác giả Trần Vàng Sao (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác) nhé!
Tiểu sử
– Trần Vàng Sao tên thật là Nguyễn Đính sinh năm 1941 (Tân Tỵ) – mất ngày 09 tháng 5 năm 2018.
– Bút danh: Nguyễn Thiết, Lê Văn Sắc, Trần Sao.
– Quê quán: Thừa Thiên Huế.
– Học vấn: Năm 1961, ông thi đỗ tú tài rồi vào Đại học Huế.
Sự nghiệp
– Trần Vàng Sao tham gia vào các phong trào đấu tranh của sinh viên cùng thế hệ với Hoàng Phủ Ngọc Tường, Trần Quang Long, Ngô Kha.
– Từ năm 1965 – 1970: ông lên chiến khu và công tác tại Ban Tuyên huấn Thành uỷ Huế.
– Năm 1970: ông được đưa ra miền Bắc an dưỡng, chữa bệnh, ở đây, ông có viết nhật ký gồm những suy nghĩ của ông về cái gọi là “hậu phương xã hội chủ nghĩa” và sau đó bị tố cáo, đấu tố và cô lập
– Sau khi Việt Nam thống nhất (tháng 4 năm 1975), Trần Vàng Sao xung phong về quê công tác nhưng không được chấp nhận
– Trần Vàng Sao tự trở lại Huế làm liên lạc ở xã, sau đó được bố trí công tác tại Phòng Văn hóa thành phố Huế rồi được điều về làm liên lạc ở xã Hương Lưu (nay là phường Vỹ Dạ), Huế cho đến khi nghỉ hưu năm 1984.
Tác phẩm
– Hồi ký Tôi bị bắt (1976)
– Cương lĩnh chính trị diễn ca
– Bài thơ của một người yêu nước mình (19-12-1967)
– Người đàn ông 43 tuổi nói về mình (1984)
– Buổi trưa giữa đường tôi ngồi núp mưa (1990)
Giải thưởng
– Ngày 12 tháng 11 năm 2021, tập thơ Bài thơ của một người yêu nước mình được trao thưởng Giải thưởng sách Quốc gia 2021.
Phong cách sáng tác
– Trong sáng tác của Trần Vàng Sao luôn xuất hiện những bóng hình của con người, sự vật bé nhỏ có mảnh đời khốn khổ ở nơi làng quê.
– Thơ của Trần Vàng Sao mang theo điệu nói tựa như chính tác giả nói lên thành thơ chứ không còn là chắp bút viết nên những câu thơ. Là người con xứ Huế thân thương, thế nên mỗi khi lời thơ cất lên, mang theo giọng điệu huế gốc, đặc biệt, cuốn hút những cũng vẫn hết sức tự nhiên.
– Trần Vàng Sao thường sử dụng biện pháp điệp từ, điệp ngữ nhiều hơn so với các biện pháp khác.
– Trong quá trình sáng tác, hình thức trình bày của nhà văn rất khác biệt, không hề sử dụng dấu chấm, dấu phẩy, tham, hỏi, ba chấm,… Các địa danh, tên riêng nhà thơ vẫn sẽ viết hoa nhưng đến chữ cái đầu của tiêu đề và cả mỗi đoạn ông đều viết thường, khác xa với kiểu cách bình thường.
=> Những điều đó vô hình chung đã tạo nên một phong cách sáng tác cá tính, mang màu sắc chỉ có ở riêng thơ ca Trần Vàng Sao.