Giới thiệu tác giả Trương Chính (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác, nhận định)

Giới thiệu tác giả Trương Chính về tiểu sử, sự nghiệp, tác phẩm, phong cách sáng tác, nhận định và bình luận

Giới thiệu tác giả Trương Chính về tiểu sử, sự nghiệp, tác phẩm, phong cách sáng tác, nhận định và bình luận

1. Tiểu sử

– Tác giả Trương Chính (1916-2004), tên thật là Bùi Trương Chính, còn có bút danh là Nhất Văn, quê ở Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, là nhà văn, dịch giả, nhà phê bình văn học.

– Ông là người làm văn chương thuần túy, là một con chiên ngoan đạo của nhà thờ văn học. Thời ông lớn lên, xã hội đang chuyển mình từ nửa phong kiến sang nửa thực dân.

 

2. Sự nghiệp

– Ông từng viết văn từ năm 1936, lúc 20 tuổi, viết một loạt bài phê bình, nhưng chưa đăng báo, chỉ đến năm 1939 mới cho in tập Dưới mắt tôi.

– Trong Kháng chiến chống Pháp ông làm ở Bộ giao thông vận tải, nên không viết lách gì.

– Vào năm 1952, ông được Nhà nước cử sang Trung Quốc học Trung văn. Tốt nghiệp, ông được giữ lại ở Khu học xá Trung ương dịch sách giáo dục học.

– Đến năm 1956, ông Trương Chính về nước. Ông được Bộ Giáo dục điều động đến làm việc ở Ban Tu thư soạn sách giáo khoa theo chương trình mới. Do đó ông lại có cơ hội tiếp tục viết văn. Ông cùng với các chuyện gia văn học như Lê Thước, Vũ Đình Liên, Huỳnh Lý… thành lập nhóm Lê Quý Đôn. Sau đó về Đại học sư phạm Hà Nội dạy văn học Trung Quốc. Ông chuyển sang dịch thuật Lỗ Tấn và nhiều tác phẩm văn học Trung Quốc và văn học thế giới, đồng thời nghiên cứu văn học cổ.

– Ông thỉnh thoảng cũng có viết phê bình văn học hiện đại.

3. Tác phẩm

– Dưới mắt tôi

– Những bông hoa dại

– Trương Chính dịch nhiều. Ông dịch Thomas Mann (Gia đình Buddenbrook), N.G. Chernyshesky (Làm gì). Đặc biệt văn học Trung Quốc được Trương Chính chuyển ngữ vào Việt Nam qua các tác phẩm của Lỗ Tấn: Gào thét, Bàng hoàng, Chuyện cũ viết lại, Tạp văn… Với văn học trung đại Việt Nam viết bằng chữ Hán, ông cũng tham gia dịch, khảo đính, giới thiệu, nghiên cứu thơ văn Nguyễn Phi Khanh, Lê Quý Đôn, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Du, Nguyễn Quang Bích, Phan Huy Ích.

4. Phong cách sáng tác

Trương Chính đánh giá các tác phẩm bằng chính nghệ thuật, ông không viết về cuộc đời. Với ông, có lẽ văn chương phải là nghệ thuật.

5. Nhận định và bình luận

– “Nhiều người còn ưa thích Trương Chính thẳng thắn, bản lĩnh đến mức trắng phớ khen chê. Dù đây là tư cách đáng quý nhưng phàm đã là viết phê bình thì lẽ nào một mực véo von và ưa tâng bốc mới đạt? Sẽ dễ chịu hơn nếu giờ đây đón nhận “Dưới mắt tôi” mà không phải nghĩ nó là điển phạm phê bình. Nghĩa là, nó mời mọc chúng ta cùng đọc lại các tác giả, tác phẩm được nhắc đến; cùng dừng lâu ở những cột mốc văn chương vốn đã quen bị thờ ơ, quên lãng. “Dưới mắt tôi” theo đó, dưới bút mực quá vãng xa xôi, vẫn ở trên hành trình cảo thơm lần giở của hôm nay bền bỉ, chân thành” – (ThS. Mai Anh Tuấn – ĐH Văn hóa Hà Nội).

– “Không chỉ hiếm có một học giả quán xuyến được một phạm vi nghiên cứu rộng như anh mà cũng hiếm có một nhà nghiên cứu viết được bền bỉ, lâu dài như anh.” – Nguyễn Khắc Phi