William Shakespeare – nhà văn, nhà viết kịch nổi tiếng của nước Anh vào thế kỉ XVI, các sáng tác của ông đã mang đến làn gió mới cũng như lưu lại vết tích sâu đậm trong lòng những người yêu thích văn học và thưởng thức các vở kịch. Tham khảo Giới thiệu tác giả Uy-li-am Sếch-xpia (Tiểu sử, sự nghiệp, tác phẩm, phong cách sáng tác) để hiểu thêm về nhà viết kịch người Anh nhé!
1.Tiểu sử
– William Shakespeare (Uy-li-am Sếch-xpia), sinh ngày 23 tháng 4 năm 1564, ngày thánh George và mất ngày 23 tháng 4 năm 1616 theo lịch Julius hoặc ngày 3 tháng 5 năm 1616 theo lịch Gregorius (Do không rõ ngày sinh của ông nên nên theo truyền thống được ghi nhận là vào ngày 23 tháng 4).
– Cha của William Shakespeare là John Shakespeare, một người thợ làm găng tay và đồng thời là ủy viên hội đồng địa phương đến từ Snitterfield. Mẹ của ông là Mary Arden, bà là con gái của một chủ đất giàu có. Hai ông bà có tám người con, William Shakespeare là người con thứ ba và cũng là người lớn nhất trong số những người con còn sống sót của nhà Shakespeare
– Học vấn: Theo các nhà nghiên cứu về tiểu sử của William Shakespeare thì Shakespeare từng học tại King’s New Grammar School (Trường Văn phạm mới của nhà Vua) ở Stratford, đây là một ngôi trường được thành lập vào năm 1553 và học sinh ở đây được miễn học phí.
– William Shakespeare sinh ra và lớn lên tại Stratford-upon-Avon. Đến năm ông 18 tuổi thì kết hôn với Anne Hathaway, người phụ nữ lớn hơn ông 8 tuổi và hai người có với nhau ba người con: Susanna Hall và cặp đôi song sinh Hamnet Shakespeare (trai), Judith Quiney (gái). Nhưng Hammet đã mất vào năm 11 tuổi mà không rõ nguyên do.
– William Shakespeare mất vào ngày 23 tháng 4 năm 1616, một tháng sau khi ông hoàn thành di chúc của mình. Trong di chúc, ông để lại hầu hết tài sản cho cô con gái Susanna, và yêu cầu rằng ông để lại hầu hết tài sản cho cô con gái Susanna, và yêu cầu rằng phải viết những dòng chữ này lên bia mộ của ông “Hỡi những người bằng hữu của ta. Vì Chúa lòng lành, xin chớ. Quật bụi đất chôn vùi nơi đây. Phước lành cho ai rộng lòng buông tha. Và nguyền rủa ngươi, kẻ mạo phạm xương cốt ta.”
Sự nghiệp
– Từ năm 1582 đến năm 1858, người ta thường gọi là “Những năm mất tích” của William Shakespeare, bởi hầu hết những thông tin của ông trong khoảng thời gian này không rõ ràng và bí ẩn. Các nhà nghiên cứu phỏng đoán công việc của ông làm thông qua các tác phẩm, như thợ làm vườn, buôn bán len và lúa mạch, làm găng tay, thầy thuốc,..
– Cho đến năm 1585, William Shakespeare rời quê hương của mình để lên Luân Đôn, Anh, thời điểm đó các sân khấu kịch đang trở nên rất nổi tiếng, thu hút đông đảo quần chúng đón xem. Ông được Bá tước Southampton giúp đỡ và gặp được Giovani Florio – một người Ý lưu vong đã giúp ông hiểu thêm về văn học Phục Hưng của Ý và Pháp.
– Vào đầu những năm 1590 với các tài liệu cho thấy William Shakespeare đã trở thành đối tác quản lý của Lord Chamberlain’s Men (một công ty diễn xuất ở London) sau đó thì công ty đã đổi tên thành King’s Men sau khi Vua James I lên ngôi năm 1603.
– .Năm 1599, William Shakespeare cùng các đối tác kinh doanh của ông đã xây dựng nên nhà hát của riêng mình trên bờ nam sông Thames, gọi là Nhà hát Quả cầu (Globe Theater).
– Nhưng sự cố bất ngờ ập đến, vụ án Essex và Southampton vào năm 1601, Essex bị kết tội gây loạn chống triều đình Elizabeth I, bị tử hình, còn Bá tước Southampton chịu hình phạt tù chung thân, William Shakespeare bị tình nghi là có liên quan bởi ở kịch Richard III được diễn ra một hôm trước khi vụ án xảy ra và ông đã trốn biệt đi.
– Đến 2 năm sau, năm 1603 nữ hoàng trị vì đất nước lúc bấy giờ là Elizabeth I qua đời, uốc vương nước Scotland là James VI lên nối ngôi và trở thành Quốc vương James I của nước Anh. Sau khi lên ngôi, Quốc vương đã trao trả tự do cho Bá tước Southampton, William Shakespeare cũng xuất hiện trở lại với đoàn kịch của mình và được triều đình hậu đãi.
– Năm 1612, William Shakespeare rời khỏi kinh đô Luân Đôn và trở về quê hương sau năm tháng hoạt động theo đuổi sự nghiệp viết kịch, hoạt động sân khấu. Bởi có thể ông nhận thấy rằng sân khấu kịch Anh đã thay đổi, ngày càng sa sút vào con đường quý tộc hóa.
Tác phẩm
*Kịch
William Shakespeare viết hơn 40 vở kịch dưới dạng thơ và được chia ra làm ba loại: Hài kịch, bi kịch và lịch sử:
– Hài kịch:
+ All’s Well That Ends Well
+ As You Like It
+ Cardenio(tên chính thức The History of Cardenio)
+ The Comedy of Errors
+ Love’s Labour’s Lost
+ Love’s Labour’s Won (đôi khi gọi là Love’s labour’s wonne)
+ A Midsummer Night’s Dream (Giấc mộng đêm hè)
+ Much Ado About Nothing
+ Pericles, Prince of Tyre
+ The Taming of the Shrew
+ Giông tố (Shakespeare)
+ Đêm thứ mười hai
…
– Bi kịch:
+ Antony and Cleopatra
+ Coriolanus (tên chính thức The Tragedy of Coriolanus)
+ Cymbeline (tên chính thức The Tragedy of Cymbeline, King of Britain)[a]
+ Hamlet
+ King Lear
+ Timon of Athens (tên chính thức The Life of Timon of Athens)
+ Macbeth
+ Othello
+ Titus Andronicus
+ Julius Caesar (tên chính thức The Tragedy of Julius Caesar)
+ Troilus and Cressida
+ Romeo and Juliet
– Lịch sử:
+ Edward III
+ Henry IV, Part 1, 2
+ Henry V
+ Henry VI, Part 1, 2, 3
+ Henry VIII
+ King John
+ Richard II
+ Richard III
+ Sir Thomas More
– Kịch thất lạc: Love’s Labour’s Won, Cardenio†
*Thơ
– Shakespeare’s Sonnets
– Venus and Adonis
– The Rape of Lucrece
– The Passionate Pilgrim[e]
– The Phoenix and the Turtle
– A Lover’s Complaint
* Kinh ngụy tác
– Arden of Faversham
– The Birth of Merlin
– Locrine
– The London Prodigal
– The Puritan
– The Second Maiden’s Tragedy
– Sir John Oldcastle
– Thomas Lord Cromwell
– A Yorkshire Tragedy
– Edward III
– Sir Thomas More
Phong cách sáng tác
Những vở kịch của William Shakespeare đã đem đến làn gió mới cho nước Anh thời bấy giờ. Ngôn từ dễ hiểu, đời thường, bình dị, kết hợp với các phương thức nghệ thuật như ẩn dụ để nhằm biểu đạt lên những quan điểm, nhận thức của bản thân qua các câu chuyện, tình huống, nhân vật. Ông sử dụng ngôn từ một cách phóng khoáng, tự do, không theo lòi mòn cũ như dùng dòng thơ ngũ âm không mang nhịp điệu hay những câu thơ trống, có những đoạn trong mọi vở kịch của ông đều đi lệch khỏi điều đó và được thể hiện dưới hình thức thơ hoặc văn xuôi đơn giản.
Từ đó chúng ta thấy được rằng, phong cách của William Shakespeare vô cùng đặc biệt, sáng tạo, phong phú, giàu hình ảnh và có ảnh hưởng rất lớn. Người đọc khi chiêm nghiệm nó trên những trang sách đã phần nào thấu hiểu được những vẻ đẹp mang tính lịch sử, cho đến nay thì vẫn có vô vàn người yêu thích các tác phẩm do ông viết ra. Khi được thể hiện trên sân khẩu bởi những diễn viên kịch chuyên nghiệp thì kịch của William Shakespeare cũng biểu hiện những tầng ý nghĩa cả cả, nhân văn.