Giới thiệu tác giả Văn Cao về tiểu sử, sự nghiệp, các tác phẩm, phong cách sáng tác, giải thưởng và thành tựu, nhận định và bình luận
1.Tiểu sử
– Văn Cao (15/11/1923 – 10/7/1995), tên thật là Nguyễn Văn Cao, là một nhạc sĩ, nhà thơ Việt Nam nổi tiếng. Quê quán: ông sinh ra tại Lạch Tray (nay là phường Lạch Tray, quận Ngô Quyền), thành phố Hải Phòng, nhưng quê gốc ở thôn An Lễ, xã Liên Minh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.
– Ông là tác giả của Tiến quân ca – quốc ca của nước Việt Nam, đồng thời cũng là một trong những gương mặt quan trọng nhất của Tân nhạc Việt Nam.
– Thuở nhỏ, Văn Cao hoc ở trường tiểu học Bonnal, sau lên học trung học tại trường dòng Saint Josef, là nơi ông bắt đầu học âm nhạc.
– Năm 1938, khi mới 15 tuổi, vì gia đình sa sút, Văn Cao bỏ học sau khi kết thúc năm thứ hai bậc thành trung. Ông làm điện thoại viên ở sở Bưu điện tại Hải Phòng, nhưng được một tháng thì bỏ việc. Cuối những năm 1930, tân nhạc Việt Nam ra đời. Ở Hải Phòng khi đó tập trung nhiều nhạc sĩ tiên phong như Đinh Nhu, Lê Thương, Hoàng Quý… Văn Cao tham gia vào nhóm Đồng Vọng của Hoàng Quý cùng Tô Vũ, Canh Thân, Đỗ Nhuận… và bắt đầu sáng tác ca khúc đầu tay là “Buồn tàn thu” vào năm 16 tuổi.
– Năm 1942, nghe theo lời khuyên của Phạm Duy, Văn Cao rời Hải Phòng lên Hà Nội. Ông thuê căn gác nhỏ số 171 phố Mongrant – nay là 45 Nguyễn Thượng Hiền – và theo học dự thính tại Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Sau đó Văn Cao còn làm thơ, viết truyện đăng trên Tiểu thuyết Thứ Bảy.
– Năm 1943 và 1944, Văn Cao hai lần xuất hiện trong triển lãm Salon Unique tổ chức tại nhà Khai trí Tiến Đức, Hà Nội với các bức tranh sơn dầu: “Cô gái dậy thì”, “Sám hối”, “Nửa đêm”. Đặc biệt tác phẩm “Cuộc khiêu vũ những người tự tử” ược đánh giá cao và gây chấn động dư luận.
– 1956-1957: ông có liên quan đến vụ Nhân văn – Giai phẩm nên ngừng bút một thời gian. Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, Văn Cao sáng tác ca khúc Mùa xuân đầu tiên vào dịp Tết Bính Thìn, dạt dào cảm xúc vì đất nước thống nhất.
– Cuối năm 1976, Mùa xuân đầu tiên được in trên báo Sài Gòn Giải phóng. Năm 1977 bài hát Mùa xuân đầu tiên đã được dịch và in ở Nga. Đến năm 1996 bài hát mới được dàn dựng và phát sóng.
– Năm 1981, Việt Nam phát động phong trào cả nước thi sáng tác quốc ca nhưng không công bố kết quả, cuộc thi cũng không được nhắc tới nữa. Bài Tiến quân ca vẫn là quốc ca của Việt Nam.
– Văn Cao qua đời khi đang điều trị tại Bệnh viện Hữu Nghị, Hà Nội vào ngày 10 tháng 7 năm 1995.
2.Sự nghiệp
– Cuộc đời và sự nghiệp của Văn Cao vốn gắn liền và hoà trộn với dòng chảy của lịch sử đất nước nói chung và tân nhạc Việt Nam nói riêng, với rất nhiều khúc quanh và những biến đổi lớn lao của thời cuộc.
– Được nhiều người xem là một hình mẫu thiên tài trong lịch sử văn nghệ Việt Nam,tài năng nghệ thuật đa dạng mang tính tổng hợp cao giữa văn chương (thi ca) – âm nhạc – hội họa của Văn Cao đã sớm có những thành tựu đột khởi ngay từ độ tuổi mười tám đôi mươi.
– Văn Cao sáng tác không nhiều, nhưng những tác phẩm của ông đều được thính giả đón nhận rất say mê nhiệt tình bởi tính lãng mạn và giá trị nghệ thuật sâu sắc trong từng lời ca, điệu nhạc.
– Dù những sáng tác của ông không thực dồi dào về số lượng nhưng về mặt chất lượng chúng có ảnh hưởng mang tính định hướng và đặt nền cho sự phát triển của đời sống văn nghệ Việt Nam hiện đại.
3.Các tác phẩm
– Văn Cao còn viết truyện ngắn, phóng sự và kịch; ông cũng là một nhà thơ với những cách tân trong thi ca, với những thi phẩm mang âm hưởng lạ và có phần mới hơn Thơ Mới như “Đêm mưa”, “Một đêm đàn lạnh trên sông Huế”, “Ai về Kinh Bắc”, “Chiếc xe xác qua phường Dạ Lạc”,…
– Với “chữ tâm – chữ tài” dành cho quê hương, đất nước, Văn Cao xứng đáng là một tác gia lớn của nền âm nhạc nước nhà, là niềm tự hào vô bờ của quê hương, dân tộc, với những giai điệu đi cùng năm tháng…
– Anh em khá cầm tay
– Buồn tàn thu (1939)
– Thiên Thai (1941)
– Hò kéo gỗ Bạch Đằng Giang (1941)
– Chiến sĩ Việt Nam (1945)
– Làng tôi (1947)
– Thu cô liêu (1942)
– Cung đàn xưa (1942)
– Gò Đống Đa (1942)
– Trương Chi (1943)
– Tiến quân ca (1944)
– Hải quân Việt Nam (1945)
– Không quân Việt Nam (1945)
– Trường ca sông Lô (1947)
– Ngày mùa (1948)- Ca ngợi Hồ Chủ tịch (1950)
4.Phong cách sáng tác
– Trong giai đoạn sáng tác đầu tiên, giống như các nhạc sĩ tiền chiến khác, Văn Cao viết nhạc phẩm trữ tình, mang nặng âm hưởng phương Đông như Buồn tàn thu, Suối Mơ, Thu cô liêu, Trương Tri, Cung đàn xưa, Bến Xuân, Thiên Thai…được đánh giá là “cực điểm của lãng mạn tính trong ca nhạc Việt Nam”.
– Với hùng ca, ngay từ khi còn trong nhóm Đồng Vọng của Hải Phòng, Văn Cao đã viết các ca khúc hướng đạo khỏe khoắn. Ông thường sử dụng đề tài lịch sử để thể hiện tình ái quốc trong Gò Đống Đa, Hò kéo gỗ Bạch Đằng Giang…Sau đó là lần lượt các tác phẩm Tiến quân ca, Tiến về Hà Nội, Thăng Long hành khúc…ra đời.
– Về thơ ca, chính cuộc sống chiến đấu và lao động mới sau cách mạng Tháng 8 đã giúp nhào nặn lại ngôn ngữ thơ của Văn Cao và đưa ông lên tuyến đầu với những ước mơ và khát vọng sáng tạo mới cho thơ.
– Thơ Văn Cao tiến những bước dài trong sự chiêm nghiệm về thân phận con người, về những nghịch lý của thời đại và trong nghệ thuật biểu hiện, ông đã chọn lối ẩn dụ, tượng trưng như một phương thức biểu đạt chính, tạo ra những bài thơ trùng điệp các tầng ngữ nghĩa, gợi liên tưởng và ngẫm suy không dứt.
– Thời kỳ những năm 60, 70 của thế kỷ trước, thơ Văn Cao trở nên ngắn gọn, cô đúc. Hình ảnh trong thơ ông thường biến nghĩa, cấu trúc câu cũng linh hoạt khơi gợi sự ngẫm ngợi. Hầu hết thơ ông quãng sau nghiêng về nghĩa bóng, mỗi bài thơ đặt ra những thách thức bí ẩn khiến người đọc phải giải mã điều thực sự nhà thơ muốn nói phía sau mỗi câu từ.
=> Từ một nhà lãng mạn, Văn Cao đã nỗ lực để trở thành một nhà thơ hiện thực, từ một nhà hiện thực, Văn Cao đã tiến thêm một bước vào lãnh địa của thơ tượng trưng. Trong thơ ông người ta tìm thấy cả dấu ấn thân phận nhà thơ, những thăng trầm gấp khúc.
5.Giải thưởng và thành tựu
– Năm 1966, ông đạt giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật.
– Một số trường trung học phổ thông đã đặt tên ông và một số trường sẽ đặt tên ông vẫn đang được xây dựng tại nhiều địa phương trên cả nước
– Tên ông được đặt tên quận 9 Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, Thành phố Đà Nẵng, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội,… và còn rất nhiều địa phương khác.
6.Nhận định và bình luận
– Trích lời tựa tuyển tập “Đôi lứa xứng đôi”, nhà văn Lê Văn Trương viết: “Nam Cao đã không hạ mình xuống bắt chước ai, không nói những cái người ta đã nói, không tả theo cái lối người ta đã tả. Ông đã dám bước chân vào làng văn với những sắc cạnh riêng của mình. Những cảnh sắc ấy, nếu ông cứ giữ cho nó sắc mãi thì chúng ta có thể tin tưởng ở tương lai văn nghiệp ông. Vườn văn Việt Nam thiếu những bông hoa lạ, thiếu những nghệ sĩ táo bạo, thiếu những bản thể đặc biệt”.
– GS. Phong Lê nhận định, ngót sáu năm cho một hành trình cùng nhân dân, từ nông thôn ra thành thị, từ miền xuôi lên miền núi, cùng bộ đội và dân công, với vũ khí vẫn chỉ là ngòi bút và trang viết, những trang viết gắng viết theo kịp những chuyển động muôn mặt của sự sống, và là một sự sống gắng được soi nhìn bằng một đôi mắt mới, nên sớm chuyển được vào đường ray cách mạng.
– “Năm năm cho một sự nghiệp không lẫn với ai, năm năm trung thành với hướng đi không nghiêng ngả… năm năm cày xới để tự biếm họa, tự khẳng định, để có Nam Cao như hiện nay ta có”.
– “Viết về người trí thức tiểu tư sản nghèo, Nam Cao đã mạnh dạn phân tích và mổ xẻ tất cả, không né tránh như Thạch Lam; không cực đoan, phiến diện như Vũ Trọng Phụng, cũng không thi vị hóa như Nhất Linh, Khái Hưng, ngòi bú của Nam Cao luôn luôn tỉnh táo đúng mực”. – Hà Minh Đức
– “Nam Cao đã mạnh dạn đi theo một lối đi riêng, nghĩa là không đếm xỉa gì đến sở thích của độc giả. Nhưng tài năng của ông đã đem đến cho văn chương một lối văn mới sâu xa, chua chát và tàn nhẫn, thứ tàn nhẫn của con người biết tin ở tài năng của mình, thiên chức của mình”. – Hà Minh Đức
– “Trong văn xuôi trước cách mạng,chưa có ai có được ngòi bút sắc sảo,gân guốc soi mói như của Nam Cao” – Lê Định Kỵ
– “Con người Nam Cao mảnh khảnh ,thư sinh, ăn nói ôn tồn nhiều khi đến rụt rè, mỗi lúc lại đỏ mặt mà kì thực mang trong lòng một sự phản kháng mãnh liệt”. – Nguyễn Đình Thi
– “Nam Cao lạnh lung quá, kéo mép lên mới nở được một nụ cười khó nhọc (…) thật ra mặt anh ta lạnh nhưng lòng anh ta sôi nổi”. – Tô Hoài