Giới thiệu tác giả Viễn Phương (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác, nhận định)

Giới thiệu tác giả Viễn Phương về tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác, khen thưởng và nhận định.

1. Tiểu sử

– Viễn Phương ( 1928 – 2005) tên thật là Phan Thanh Viễn.

– Quê quán: An Giang.

– Trong kháng chiến chống Pháp và Mĩ, ông hoạt động ở chiến trường Nam Bộ, là một cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam thời chống Mĩ cứu nước.

– Do những bài viết có nội dung chống đối, năm 1960, ông bị nhà cầm quyền Sài Gòn bắt giam tù ở Chí Hòa. Trong tù, ông vẫn tiếp tục làm thơ.

– Sau khi ra tù (1962), ông rời Sài Gòn vào chiến trường Củ Chi tiếp tục chiến đấu và làm thơ.

– Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, ông liền được bầu làm Chủ tịch Hội Văn nghệ Giải phóng Thành phố Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh và được bầu vào Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam.

– Năm 1996, ông là Chủ tịch Ban liên hiệp văn học nghệ thuật TP Hồ Chí Minh.

2. Các tác phẩm chính

– Viễn Phương viết được rất nhiều thể loại thế nhưng trong hai lĩnh vực tiêu biểu nhất là Truyện ngắn và thơ, ông gặt hái được rất nhiều thành công. Bên cạnh đó thể loại ký của ông cũng được đánh giá rất cao.

– Một số tác phẩm tiêu biểu của Viễn Phương: Viếng Lăng Bác, Chiến thắng Hòa Bình, Nhớ lời di chúc, Mắt sáng học trò, Anh hùng mìn gạt,….

– Bài thơ Viếng Lăng Bác là một trong những tác phẩm làm nên tên tuổi của Viễn Phương, bằng tất cả tấm lòng thành kính, biết ơn sâu sắc và tự hào pha chút nỗi đau xót của một người con từ miền Nam ra viếng Bác lần đầu. Giọng thơ trang nghiêm, thành kính, đầy những cung bậc cảm xúc bài thơ Viếng Lăng Bác đã để lại nhiều ấn tượng trong lòng bạn đọc.

3. Phong cách sáng tác

– Trước 1975, thơ Viễn Phương đã thể hiện được một cách khá chân thực tình cảm cao đẹp của con người Việt Nam trong chiến tranh. Đám cưới giữa mùa xuân là bài thơ xuất sắc của ông trong thời kỳ này.

– Sau ngày giải phóng, Viễn Phương vẫn dành tình yêu say đắm cho thơ. Thời kỳ này, thơ của ông trở nên cô đúc và nhuần nhị hơn. Trong số những bài thơ của ông thời kỳ này, người đọc đặc biệt nhớ đến bài thơ Viếng lăng Bác.

=> Thơ của Viễn Phương giàu cảm xúc nhưng không bi lụy, thơ ông nền nã, thì thầm, bâng khuâng, không gút mắt, cầu kỳ hay cường điệu nỗi đau

4. Khen thưởng và vinh danh

– Bài thơ “Viếng lăng Bác” (Kim Son phổ nhạc) đã được đưa vào giảng dạy ở trường phổ thông. Viễn Phương được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2001.

– Giải nhì giải thưởng Cửu Long Nam bộ năm 1954 trường ca Chiến thắng hòa bình.
– Giải nhì cuộc thi viết cho thiếu nhi do Mặt trận Tổ quốc TP Hồ Chí Minh tổ chức, truyện Lòng mẹ.

– Giải thưởng Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh, Tặng thưởng Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp VHNT Việt Nam truyện ký Quê hương địa đạo.

– Giải nhì cuộc thi viết về bà mẹ Việt Nam anh hùng truyện ký Chuyện đời má Bảy.

– Sở Lao động- Thương binh- Xã hội và Liên hiệp VHNT và Hội phụ nữ thành phố tổ chức Văn bia Đài tưởng niệm Bến Dược – Củ Chi, giải nhì (không có giải nhất).

5. Nhận định và đánh giá về tác giả Viễn Phương

– Thơ Viễn Phương dễ nhớ, đa cảm nhưng không câu nệ, nhẹ nhàng cường điệu… Thơ anh lung linh bóng dáng người phụ nữ Nam Bộ và người mẹ. Biểu tượng đa diện của người mẹ rất đậm nét và trìu mến. Ông viết nhiều bài thơ về Mẹ. Mẹ dưới gầm cầu, đàn bà trong tù, nữ quân nhân chết cháy, nữ sinh Sài Gòn – Chợ Lớn “xuống đường” trong những ngày “bão thành”, vợ chiến sĩ nội thành , chồng ở chiến khu, mẹ đào hầm nuôi giấu cán bộ, mẹ dẫn đường cho bộ đội – mẹ nói những lời rất chân thật, như reo vui, như lời thề quyết tử: “Để mẹ cầm đuốc đi đầu Gặp giặc, mẹ thắp đuốc đi, mấy đứa đi sau biết mà tránh, nếu chúng bắn chết mẹ, chúng sẽ báo động cho các con” (lời mẹ Sáu).

– Nhà văn Mai Văn Tạo từng nhận xét: Thơ Viễn Phương dễ nhớ, đa cảm mà không lưu luyến, đầy đau đáu… Thơ ông lung linh bóng dáng người phụ nữ Nam Bộ và người mẹ. Thơ Viễn Phương da diết, thủ thỉ, man mác, nghiền ngẫm, hẹn hò, không nhắm mắt, cầu kỳ, khoa trương, khoa trương. Mọi hình ảnh trong đời anh đều thấy thơ. Chẳng đợi Còi còn trong sương đêm, Hoa lục bình trôi vết tím, bông sậy trong nắng chiều hay Bông điên điển xanh Quay mặt nước… Một mái lá khô giữa rừng vắng, anh cũng đưa vào thật này , cái dở, rất thơ mà thực, rất thực mà thơ. – Mai Văn Tạo

– Viễn Phương là một con người rất đa mang, rất nặng lòng với quá khứ, với cách mạng, quá khứ đấu tranh của dân tộc lẫn vào sâu sắc với thơ anh, với hồn anh, với đời anh. – Trần Thanh Đạm