Vũ Cao – nhà thơ, nhà văn, nhà báo trong thời kì kháng chiến chống Pháp, với tài năng, sáng tạo, trang văn của ông đã truyền tải những thông điệp, ý nghĩa về tình yêu, trân trọng cuộc sống, quê hương đất nước. Cùng nhau đọc bài viết Giới thiệu tác giả Vũ Cao (Tiểu sử, sự nghiệp, tác phẩm, phong cách sáng tác) để hiểu thêm về nhà thơ nhé!
Tiểu sử
– Vũ Cao (18 tháng 2 năm 1922 – 3 tháng 12 năm 2007) tên thật là Vũ Hữu Chỉnh
– Quê quán: xã Liên Minh huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định
– Vũ Cao sinh ra trong một gia đình nho học và hoạt động văn học khá sớm. Chú ruột là nhà thơ Vũ Văn Tộ, bút danh Côi Vị, ông là anh ruột của các nhà văn Vũ Tú Nam, Vũ Ngọc Bình
– Sau khi nghỉ hưu ông sống ở Hà Nội và mất năm 2007
Sự nghiệp
– Trong những năm đầu cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất (kháng chiến chống thực Pháp) Vũ Cao làm báo Chiến sĩ ở Liên khu IV rồi trở thành phóng viên của báo Vệ quốc quân, Báo Quân đội nhân dân.
– Năm 1956: Nhà thơ Vũ Cao công tác ở sư đoàn 312, đóng quân tại huyện Sóc Sơn nằm bên cạnh núi Đôi.
– Từ năm 1957: Ông làm việc tại tạp chí Văn nghệ quân đội và trở thành chủ nhiệm trong nhiều năm.
– Sau năm 1975: Vũ Cao xuất ngũ, trở thành giám đốc của Nhà xuất bản Hà Nội, phó chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Hà Nội và chủ tịch Hội đồng thơ Hội Nhà văn Việt Nam.
– Không chỉ được biết đến là một nhà thơ với bài thơ Núi Đôi nổi tiếng đã được đưa vào sách giáo khoa của Việt Nam thì Vũ Cao còn sáng tác các tác phẩm văn xuôi.
Tác phẩm
– Thơ:
+ Sớm nay (1962)
+ Đèo trúc (1973)
+ Núi Đôi (1956)
– Tập truyện:
+ Truyện một người bị bắt (Tập truyện ngắn năm 1958)
+ Những người cùng làng (Tập truyện năm 1959)
+ Em bé bên bờ sông Lai vu (Truyện năm 1960)
+ Anh em anh chàng Lược (Truyện 1965)
+ Từ một trận địa (Năm 1973)
Giải thưởng
– Vũ Cao được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2001
– Được Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tặng Huy chương Vì thế hệ trẻ
Phong cách sáng tác
Vũ Cao là một trong những nhà thơ thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, ông không chỉ cống hiến hết mình với sự nghiệp văn chương mà còn ở tinh thần kháng chiến, ông tham gia các mặt trận với tư cách là phong viên của các tờ báo quân đội, nhằm cung cấp những thông tin cho toàn thể người dân nắm bắt được tình hình, thế nên mà trang viết của ông thường tả thực về hành trình của những chiến sĩ cách mạng, bộ đội, diễn biến cuộc chiến tranh. Không dừng ở thơ ca, Vũ Cao còn hướng đến thể loại văn xuôi, truyện dành cho thiếu nhi, là người sống giản dị, vui vẻ dễ gần trong giao tiếp nên các tác phẩm của ông đều mang đến sự gần gũi, bình dị, thân quen đối với người đọc.
Ngôn từ giàu hình ảnh, sinh động, phóng khoáng, văn phong của Vũ Cao đem đến làn gió mới cho người đọc, về yêu thương, khát vọng, mong muốn hòa bình của một người dân yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, với phong cách mang màu sắc cá nhân, Vũ Cao đem đến những câu chuyện ý nghĩa đầy nhân văn, cảm động. Thí dụ như tác phẩm nổi tiếng “Núi đôi” của nhà thơ, nó là minh chứng cho phong cách sáng tác đặc biệt của một người nghệ sĩ, miêu tả bức tranh khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, kết hợp với giọng điệu trữ tình, lãng mạn, bồi hồi và tả thực tình cảm sâu sắc, day dứt của hai nhân vật chính trong câu chuyện, những người có công hy sinh tất cả vì đất nước. Văn chương của Vũ Cao truyền tải thông điệp về tình yêu, sự trân trọng quê hương, đất nước đến cho người đọc.