Giới thiệu tác giả Vũ Khoan (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác)

Cố Phó Thủ tướng Vũ Khoan – người đã dành cả đời mình để cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, những công lao to lớn ấy của ông đã thể hiện tình yêu quê hương, đất nước và người dân, thông qua sự nghiệp, sáng tác văn chương. Hãy cùng nhau tham khảo bài viết Giới thiệu tác giả Vũ Khoan (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác) để hiểu thêm về ông nhé!

Tiểu sử

– Vũ Khoan sinh ngày 7 tháng 10 năm 1937 tại Phú Xuyên, Hà Tây – mất ngày 21 tháng 6 năm 2023 tại bệnh viện Trung Ương Quân đội 108, Hà Nội.

– Học vấn: Theo học trường Thiếu sinh quân Việt Nam. Đến năm 1951 được chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cử sang học tại Dục tài học hiệu Nam Ninh. Học bổ túc tại Trường Sư phạm Leningrad đến giữa năm 1961 thì được cử theo học ngành kinh tế Quốc tế tại Trường Đại học Quan hệ Quốc tế Matxcơva (MGIMO)

– Vợ là bà Hồ Thể Lan, nguyên Vụ trưởng Vụ Báo chí, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam và bà là con gái của Giáo sư Bác sĩ Hồ Đắc Di. Hai người làm quen được với nhau khi cùng khóa học du học ở Liên Xô năm 1954

Giới thiệu tác giả Vũ Khoan (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác)

Sự nghiệp

– Khi Pháp tái chiếm Đông Dương, Vũ Khoan làm liên lạc viên cho chính phủ Việt Minh

– Cuối năm 1954, khi chưa hoàn thành xong lớp 7, ông được cử sang Liên Xô học tiếng Nga và học được 9 tháng, chưa tốt nghiệp, ông được điều trở về nước, công tác ở Bộ Ngoại giao làm các công tác nghiên cứu chiến lược đối ngoại, kinh tế quốc tế, tổ chức

– Vũ Khoan đã giữ các chức vụ như: Tùy viên, Bí thư thứ Ba, Bí thư thứ Nhất, Tham tán, Tham tán Công sứ Đại sứ quán Việt Nam tại Liên Xô cho đến năm 1982.

– Từ năm 1882 trở đi, Vũ Khoan lần lượt giữ các chức vụ Phó Vụ trưởng, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp Kinh tế, Trợ lý Bộ trưởng Phụ trách về các vấn đề luật pháp, kinh tế và lãnh sự.

– Đến năm 1990, ông được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Ngoại giao.

– Năm 1998, Vũ Khoan được phân công làm chức vụ Thứ trưởng Thứ nhất Phụ trách Quan hệ với các nước ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, quan hệ với ASEAN, ASEM, APEC, công tác nghiên cứu, hợp tác kinh tế, lãnh sự, pháp luật, báo chí, đào tạo.

– Năm 2000, ông được Chủ tịch nước phong hàm Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền

– Ngày 28 tháng 1 năm 2000, Vũ Khoan được bổ nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Thương mại trong Chính phủ Việt Nam.

– Ngày 8 tháng 8 năm 2002, trở thành Phó Thủ tướng Phụ trách Kinh tế đối ngoại, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về APEC.

– Vũ Khoan được bầu làm Ủy viên Trung ương Đảng từ khóa VII đến khóa IX (năm 1991-2006), Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa IX. Và được bầu làm Đại biểu Quốc hội các khóa X, XI.

– Bài viết Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới được Vũ Khoan sáng tác và đăng trên tạp chí Tia sáng năm 2001, in trong tập Một góc nhìn của trí thức  (NXB Trẻ, Thành phố HCM, 2002)

Trao tặng

– Để tôn vinh công lao của Vũ Khoan, Nhà nước Việt Nam đã trao tặng ông các huân chương:

+ 2 Huân chương Độc lập hạng Nhất

+ 2 Huân chương Lao động hạng Nhất

+ Huân chương Lao động hạng Ba

+ Huân chương Kháng chiến hạng Nhì

+ Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Nhì

+ Hàm Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền (2000)

+ Huy hiệu 55 năm tuổi Đảng (2016)

+ Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng (2021)

– Ngoài ra còn có các huân chương được chính phủ các nước trao tặng như:

+ Huân chương Hữu nghị các dân tộc (Liên Xô)

+ Huân chương Tự do hạng Nhất (Lào)

+ Huân chương Mặt trời mọc (Nhật Bản)

Phong cách sáng tác

Ông đã dùng cả cuộc đời, thanh xuân, tâm hồn mình để cống hiến cho đất nước. Bằng kinh nghiệm, tri thức, tư duy, cũng như cái nhìn đánh giá sắc bén, cựu Phó Thủ tướng Vũ Khoan đã viết lên những bài viết, đăng lên tạp trí để thế hiện quan điểm, suy tư của bản thân đối với đất nước, con người của thời đại. Phải kể đến tác phẩm Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, hiện nay đã được đưa vào sách giáo khoa Ngữ văn lớp 9 để giúp các em học sinh nghiên cứu học hỏi. Tác phẩm ấy của ông như đại diện cho góc nhìn của của chính bản thân về người Việt Nam. Lập luận chặt chẽ, giản dị, ngôn ngữ báo chí kết hợp với ngôn ngữ sinh hoạt giúp cho tác phẩm trở nên thân thuộc, dễ cảm thụ. Hơn hết tác phẩm cũng đã thể hiện tinh thần trách nhiệm, sự tinh tế, hàm súc, vắn tắt nêu lên vấn đề nổi trội của xã hội, bộc lộ sự quan tâm thần kín và khát vọng mong cầu đất nước ngày càng văn minh, tiến bộ, phát triển.