Nhà thơ Vũ Quốc Trân, với sự thông minhn, học rộng tài cao, đã sáng tác nên được tác phẩm “Bích Câu kỳ ngộ” vang danh, hấp dẫn người đọc với câu chuyện tình hết sức cảm độnng. Cùng tìm hiểu thêm về cụ Mền Đại Lợi – biệt danh mà người đời gọi ngài qua bài viết Giới thiệu tác giả Vũ Quốc Trân (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác) nhé!
Tiểu sử
– Vũ Quốc Trân không rõ năm sinh năm mất, nhưng theo nghiên cứu thì ông sinh sống vào khoảng thế kỷ 19 ở phường Đại Lợi (một phần phố Hàng Đào thuộc Hà Nội ngày nay).
– Quê quán: làng Đan Loan, huyện Bình Giang, tỉnh (Hải Dương).
– Học vấn: ông là một người rất thông minh, học rộng tài cao nên Vũ Quốc Trân đã đỗ mấy khoa tú tài và được gọi là “cụ Mền Đại Lợi”
Sự nghiệp
– Vũ Quốc Trân đã từng đi dạy học tại nhà và có rất nhiều người đến theo học ông, một số học trò của ông đã trở thành quan lớn trong triều.
Tác phẩm
– Tương truyền rằng tác giả của tác phẩm truyện thơ Bích Câu kỳ ngộ là của Vũ Bích Trân
Phong cách sáng tác
Vũ Quốc Trân không có nhiều tác phẩm được lưu lại, song với chỉ một tác phẩm truyện thơ “Bích Câu kỳ ngộ” người đọc đã được chiêm ngưỡng tài năng sáng tác thơ ca của nhà thơ. Truyện thơ có bốn hồi kể về câu chuyện tình dưới thời nhà Lê, tựa như một bức tranh mang màu sắc hoang đường, ẩn chứa một ý nghĩa rất lớn, xé toạc nên vấn đề còn tộn đọng ở xã hội. Tác phẩm thể hiện sự hiểu biết của nhà thơ khi mang bầu không khí giai điệu dân tộc, ngôn từ hồn nhiên, trong sáng, giàu hình ảnh, sinh động, hấp dẫn, cuốn hút người đọc vào diễn biến, tình huống câu chuyện. Nhân vật cũng được nhà thơ Vũ Quốc Trân khắc một cách linh động, đại diện cho con người trong xã hội với hành động, suy nghĩ, cảm xúc được miêu tả hết sức chân thật. Qua đó, câu chuyện cũng bộc bạch khát vọng nơi tâm hồn của nhà thơ khi muốn thoát ly khỏi xã hội thực tại, để tới với chốn bình yên.