Giới thiệu tác giả Vũ Trọng Phụng (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác, nhận định)

Bình chọn

Vũ Trọng Phụng – nhà văn, nhà báo nổi tiếng đã chiếm trọn trái tim của vô vàn người yêu thích văn học bằng các tác phẩm hiện thực phê phán xuất sắc. Cùng tìm hiểu thêm về nhà văn qua bài viết Giới thiệu tác giả Vũ Trọng Phụng (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác, nhận định) nhé!

Tiểu sử

– Vũ Trọng Phụng sinh ngày 20 tháng 10 năm 1912 – mất ngày 13 tháng 10 năm 1939 do bệnh lao phổi, thọ 27 tuổi.

– Quê quán: làng Hảo (trước đây thuộc làng cổ Liêu Xuyên nay là thôn Ông Hảo, xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên). Nhưng nhà văn lớn lên tại Hà Nội.

– Gia đình: Cha ông là Vũ Văn Lân làm thợ điện ở Ga-ra Charles Boillot nhưng mất sớm khi nhà văn mới được 7 tháng tuổi, mẹ là bà Phạm Thị Khách. Vợ nhà văn tên là Vũ Mỹ Lương, hai người có cô con gái tên Vũ Mỵ Hằng.

– Học vấn: Vũ Trọng Phục học hết tiểu học tại trường Hàng Vô. Là một trong những thanh niên Việt Nam đầu tiên được giáo dục bằng tiếng Pháp và chữ Quốc Ngữ.

Giới thiệu tác giả Vũ Trọng Phụng (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác, nhận định)

Sự nghiệp

– Sau khi tốt nghiệp tiểu học thì Vũ Trọng Phụng thôi học để đi kiếm sống, khi đó nhà văn mới chỉ 16 tuổi.

– Sau hai năm làm việc ở các sở tư như: nhà hàng Gôđa, nhà in IDEO (Viễn Đông) thì ông chuyển hẳn sang làm báo, viết văn chuyên nghiệp.

– Năm 1930: Vũ Trọng Phụng đã có truyện ngắn đầu tay mang tên “Chống nạng lên đường” đăng trên tờ Ngọ Báo.

– Năm 1931: Ông viết vở kịch “Không một tiếng vang” bắt đầu thu hút được sự quan tâm, chú ý của độc giả.

– Năm 1934: Vũ Trọng Phụng mới cho ra mắt cuốn tiểu thuyết tâm lý đầu tay “Dứt tình” được đăng trên tờ Hải Phòng tuần báo.

– Năm 1936: Ngòi bút tiểu thuyết của nhà văn trở nên nở rộ, bùng cháy chỉ trong vòng một năm, bốn cuốn tiểu thuyết: Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê và Làm đĩ lần lượt xuất hiện trên các báo, thu hút được sự chú ý của công chúng.

Tác phẩm

– Kịch:

+ Không một tiếng vang (1931)

+ Tài tử (1934)

+ Chín đầu một lúc (1934)

+ Cái chết bí mật của người trúng số độc đắc (1937)

+ Hội nghị đùa nhả (1938)

+ Phân bua (1939)

+ Tết cụ Cố (Di cảo – đăng sau khi tác giả qua đời, trên Tiểu thuyết thứ bảy số 295, ngày 3 tháng 2 năm 1940)

– Dịch:

+Giết mẹ (1936) – nguyên bản Lucrèce Borgia của Victor Hugo

– Phóng sự:

+ Đời cạo giấy (1932)

+ Cạm bẫy người (1933)

+ Kỹ nghệ lấy Tây (1934)

+ Hải Phòng 1934 (1934)

+ Dân biểu và dân biểu (1936)

+ Cơm thầy cơm cô (1936)

+ Vẽ nhọ bôi hề (1934)

+ Lục xì (1937)

+ Một huyện ăn Tết (1938)

– Tiểu thuyết:

+ Dứt tình (1934)

+ Giông tố (1936), khi đăng trên Hà Nội báo có tên Thị Mịch

+ Vỡ đê (1936) – Báo Tương Lai

+ Số đỏ (1936) – Hà Nội báo

+ Làm đĩ (1936) – Tạp chí Sông Hương

+ Lấy nhau vì tình (1937)

+ Trúng số độc đắc (1938)

+ Quý phái (1937, đăng dang dở trên Đông Dương tạp chí – bộ mới)

+ Người tù được tha (Di cảo)

– Truyện ngắn:

+ Chống nạng lên đường (1930)

+ Một cái chết (1931)

+ Bà lão lòa (1931)

+ Con người điêu trá (1932)

+ Quyền làm bố (1933)

+ Cuộc vui ít có (1933)

+ Hai hộp xì gà (1933)

+ Cái hàng rào (1934)

+ Tình là dây oan (1934)

+ Duyên không đi lại (1934)

+ Thầy lang bất hủ (1934)

+ Ông đừng lầm (1934)

+ Sao mày không vỡ, nắp ơi? (1934)

+ Sư cụ triết lý (1935)

+ Rửa hờn (1935)

+ Bộ răng vàng (1936)

+ Hồ sê líu hồ líu sê sàng (1936)

+ Mơ ngày Tết (1936)

+ Tết ăn mày (1936)

+ Lỡ lời (1936)

+ Người có quyền (1937)

+ Cái ghen đàn ông (1937)

+ Lòng tự ái (1937)

+ Đi săn khỉ (1937)

+ Máu mê (1937)

+ Tự do (1937)

+ Lấy vợ xấu (1937)

+ Một con chó hay chim chuột (1937)

+ Một đồng bạc (1939)

+ Đời là một cuộc chiến đấu (1939)

+ Gương tống tiền (không rõ năm viết)

+ Từ lý thuyết đến thực hành (không rõ năm viết)

Vinh danh

– Tên ông được đặt cho những con đường ở: Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Kiên Giang, Đồng Hới.

Phong cách sáng tác

Vũ Trọng Phụng – nhà văn, nhà báo nổi tiếng đã chiếm trọn trái tim của vô vàn người yêu thích văn học bằng các tác phẩm hiện thực phê phán xuất sắc. Các trang sách của Vũ Trọng Phụng luôn hướng đến các vấn đề gây nhức nhối trong xã hội đương thời. Trải nghiệm một cuộc sống nghèo khó đeo bám cả một đời, Vũ Trọng Phụng đã sớm bước chân ra ngoài xã hội, đối diện với bản chất tha hóa, nhơ nhuốc của con người và thấu hiểu được những khó khăn, tủi hờn, mệt nhọc của những người lao động thấp cố bé họng. Bằng giọng văn trào phúng, châm biết đặc biệt tạo nên chất riêng của người nghệ sĩ tài năng, ngòi bút của nhà văn Vũ Trọng Vũ không kiêng rè lột tả, vạch trần sự thật về mặt tối của xã hội, nơi tồn tại, thể hiện của những kẻ xấu xa, độc ác, ích kỉ, với những thói hư, tật xấu đáng lên án và sẵn sàng đứng lên bênh vực những kiếp người nhỏ bé. Song không để tác phẩm mang không khí nặng nề, nhà văn còn pha chút hài hước, nhí nhảnh bằng những tình huống bất ngờ, tưởng chừng là cảnh hài nhưng sự thật là để ẩn dụ mỉa mai cho cái tối của xã hội cũ.

Tác phẩm tiêu biểu “Số đỏ”

Hoàn cảnh sáng tác

– Số đỏ thuộc thể loại tiểu thuyết, đăng ở Hà Nội báo từ số 40 ngày 7 tháng 10 năm 1936 và in thành sách lần đầu vào năm 1938.

– Truyện dài 20 chương.

Tóm tắt tác phẩm

Câu chuyện kể về Xuân tóc đỏ. Xuân là một đứa trẻ lang thang đầu đường xó chợ, sống bằng nghề trèo me, trèo sấu kiếm tiền sống. Vì từ nhỏ mồ côi, không ai nuôi dạy, nên bản chất của Xuân bị tha hóa, hắn có những hành động vô giáo dục nên bị cớm bắt giam.

Sau khi may mắn được bà Phó Đoan- một mụ me Tây vô cùng dâm đãng cứu và giới thiệu công việc cho Xuân. Từ đó, Xuân làm phục vụ cho một cửa hàng Âu hóa của vợ chồng Văn Minh do mụ Phó Đoan giới thiệu cho, đây là một cửa hàng chuyên phục vụ phái đẹp, nơi luyện quần vợt của bà Phó Đoan và vợ Văn Minh. Xuân tóc đỏ được nhận danh hiệu “sinh viên trường thuốc” rồi danh hiệu “đốc tờ Xuân”, gia nhập với xã hội thuộc lưu, mở rộng các mối quan hệ với những nhân vật có thế lực, và được cô Tuyết em của Văn Minh con cụ cố Hồng yêu say đắm.

Càng ngày hắn càng được nhiều người kính trọng và sợ hãi. Vô tình hắn gây ra cái chết của cụ cố tổ, và được gia đình nhà cụ cố vô cùng biết ơn vì điều này. Gia đình cụ cố Hồng chuẩn bị và tổ chức đám tang long trọng. Vợ chồng Văn Minh rất yêu quý Xuân và còn định gả cô Tuyết vốn cũng là người hư hỏng.

Xuân được Văn Minh dẫn đi đăng kí tranh giải quần vợt, nhân dịp vua Xiêm đến Bắc Kì. Bằng thủ đoạn xảo trá, hắn đã làm cho hai cầu thủ nổi tiếng bị bắt ngay trước hôm thi đấu. Không có cầu thủ chính, Xuân được dịp thi tài với quán quân Xiêm trước sự chứng kiến của hai vua, các quan và hàng nghìn công chúng. Để giữ mối hoà hảo với nước.

Kết thúc trận đấu, Xuân hùng hồn diễn thuyết cho đám đông dân chúng hiểu “sự hi sinh vì Tổ quốc” của mình. Hắn thành “bậc vĩ nhân”, thành “anh hùng cứu quốc”. Xuân còn được thưởng Bắc Đẩu bội tinh, được mời vào Hội Khai trí tiến đức, được nhận làm con rể cụ cố Hồng.

Giá trị nội dung

– Tác phẩm là lời mỉa mai sâu cay với sự lố bịch của cả một xã hội. Người đọc thấy được bản chất lố lăng, đồi bại của xã hội “thượng lưu” thành thị những năm trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, phản ánh thực trạng suy đồi về đạo đức của một bộ phận tầng lớp tư sản thượng lưu Hà Thành do chạy theo phong trào Văn minh âu hóa. Phê phán và bày tỏ thái độ căm phẫn đối với thói giả dối, đạo đức giả trong gia đình và xã hội tư sản thành thị lúc bấy giờ, báo động về tình trạng đạo đức suy đồi trong xã hội đó.

Giá trị nghệ thuật

– Nghệ thuật trào phúng sắc bén, sâu cay.

– Tình huống, nhân vật, mâu thuẫn được trào phúng vô cùng độc đáo.

– Sử dụng biện pháp phóng đại cường điệu.

Nhận định, đánh giá

Lưu Trọng Lư: “Trên trang viết Vũ Trọng Phụng sắc sảo bao nhiêu thì trong cuộc đời Vũ Trọng Phụng càng chân thành bấy nhiêu. Con người ấy không giết quá một con muỗi. Nhưng thật kì diệu, văn chương của con người ấy làm cho kẻ trọc phú phải giật mình, kẻ trưởng giả phải cáu kỉnh.”

Nhà phê bình văn học Vũ Tuấn Anh: “Ông là một hiện tượng văn chương đặc biệt. Đặc biệt trong tính độc sáng của nó, đặc biệt trong sự không thể trộn lẫn với ai trong cả cuộc đời và văn nghiệp. Và mượn cách nói của ông khi phê bình Tắt đèn: Ông là một hiện tượng đặc biệt tùng lai chưa từng thấy. Những năm 30, cụ thể hơn là giai đoạn 1932-1939 có thể coi là một thời kỳ ngắn, đặc biệt là sự chín muồi và hoàn thiện đồng loạt các thể loại văn học hiện đại, với những tác phẩm đỉnh cao và những tên tuổi lớn trong làng văn. Khởi đầu và kết thúc sự nghiệp văn học ngắn ngủi của Vũ Trọng Phụng gần như nằm trọn trong khoảng thời gian này”.

Vũ Trọng Phụng: “Còn người viết chuyện của phái tả chân thì khác. Trái lại, họ phải tránh những chuyện gọi được là thần kì. Mục đích của họ chẳng phải là cốt kể cho ta một câu chuyện phi thường để ta cảm phục và được giải trí, nhưng là ép ta phải nghĩ ngợi, nghĩ ngợi rồi xét đoán cho ra những cái tinh hoa lẩn trong nét mực tả chân.”