Giới thiệu tác giả Vương Trí Nhàn (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác, nhận định)

Giới thiệu tác giả Vương Trí Nhàn về tiểu sử, sự nghiệp, tác phẩm tiêu biểu, phong cách sáng tác, giải thưởng vinh danh

Giới thiệu tác giả Vương Trí Nhàn về tiểu sử, sự nghiệp, tác phẩm tiêu biểu, phong cách sáng tác, giải thưởng vinh danh

1. Tiểu sử

– Vương Trí Nhàn sinh ngày 15 tháng 11 năm 1942 tại Hà Nội.

– Quê quán của ông ở xã Đông Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.

– Ông là một nhà nghiên cứu văn hóa, văn học và là nhà phê bình văn học, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.

2. Sự nghiệp

– Ông tốt nghiệp Đại học Sư phạm, hệ 3 năm vào năm 1964, sau đó gia nhập Quân đội Nhân dân Việt Nam cho đến đầu năm 1979.

– Trong quân đội ông có nhiệm vụ chính là dạy học và về sau làm báo. Ông từng giáp mặt với thực tế chiến trường như B5, B4.

– Các bài viết của ông xuất hiện trên báo Văn Nghệ từ tháng 3 năm 1965, sau đó ông viết đều đều trên các báo Văn Nghệ, Văn Nghệ quân đội.

– Từ 1985 trở đi, bài của ông còn xuất hiện trên Thể thao văn hóa, Tuổi trẻ chủ nhật, Kiến thức ngày nay v.v. cùng với các bài nghiên cứu dài thì được in trên tạp chí Văn học.

– Đầu năm 1968, ông chuyển về công tác ở tạp chí Văn Nghệ Quân đội.

– Tới đầu 1979 ông sang công tác cho Nhà xuất bản Hội Nhà văn.

– Năm 1977, ông được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam.

– Ông học tiếng Nga từ đầu thập niên 1970, ông có một số bài dịch từ tài liệu tiếng Nga về một số tác phẩm văn học, cũng như biên soạn một tập sách mang tên Sổ tay truyện ngắn dựa vào tài liệu tiếng Nga.

– Năm 1990, khi đang học tại trường viết văn Gorki của Nga, dù chưa gặp nhưng qua các tác phẩm, ông đã có nhận xét nổi tiếng: về “khuôn mặt nhàu nát vì đau khổ” của Nguyễn Huy Thiệp.

– Đến đầu thập niên 1980, ông có ý thức dần dần trở lại với văn học sử, nhất là giai đoạn nửa đầu thế kỷ 20 và đã viết một số bài nghiên cứu về các nhà văn tiền chiến (Thạch Lam, Vũ Trọng Phụng v.v.) và bổ sung tập hợp thành sách.

– Tới đầu thập niên 1990, trước các hiện tượng văn học quen thuộc, ông lại muốn ngả sang cách tiếp cận văn hoá học. Ông cũng tự học thêm về lịch sử, dân tộc học, xã hội học, v.v.

3. Tác phẩm tiêu biểu

– Sổ tay truyện ngắn

– Bước đầu đến với văn học

– Một số nhà văn Việt Nam hôm nay với Hà Nội

– Những kiếp hoa dại

– Cánh bướm và đóa hướng dương

– Cây bút, đời người

– Những chấn thương tâm lý hiện đại

4. Phong cách sáng tác

– Điểm đặc biệt của mỗi bài viết là sự kết hợp nhuần nhuyễn hiện thực với vốn kiến thức về tác phẩm, nhà văn mà ông đọc được trong quá trình nghiên cứu văn học. Vì thế, độc giả sẽ bắt gặp hình ảnh những nhà văn nổi tiếng cùng nhiều mẩu chuyện vui về Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Tuân, Thạch Lam, Phan Khôi…

– Bên cạnh đó, Vương Trí Nhàn còn đặt mỗi vấn đề về văn hóa Việt trong tương quan so sánh với nước láng giềng Trung Quốc hay phương Tây, Mỹ hoặc xa hơn là những câu chuyện lịch sử. Nhờ thế, ông lý giải thấu đáo căn nguyên của vấn đề.

5. Giải thưởng – vinh danh

– Giải B giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2003.