Giới thiệu tác giả Vương Trọng về tiểu sử, sự nghiệp, các tác phẩm, phong cách sáng tác, giải thưởng và thành tựu
1.Tiểu sử
– Nhà thơ Vương Trọng, bút danh Dương Nguyên, Đồ Nghệ, tên khai sinh là Vương Đình Trọng, sinh ngày 01 tháng 08 năm 1943 tại xã Trung Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam năm 1979.
– Ông thường được bạn văn gọi một cách thân thiện, trân quý là Đồ Nghệ.
2.Sự nghiệp
– Năm 1965, tốt nghiệp Khóa 7, Khoa Toán trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. nhà thơ Vương Trọng nhập ngũ.
– Từ năm 1966 đến năm 1970 công tác tại Cục 2 Bộ Tổng tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam, rồi chuyển sang làm giáo viên, giảng dạy tại Trường Văn hóa bộ Quốc phòng.
– Từ năm 1972 đến năm 1973, ông học lớp Bồi dưỡng sáng tác của Hội Nhà văn Việt nam.
– Từ năm 1974 ông công tác tại tạp chí Văn nghệ Quân đến khi về hưu (2007) với quân hàm Đại tá.
3.Các tác phẩm
– Từ 1972 đến 2015 nhà thơ Vương Trọng đã xuất bản 28 đầu sách, bao gồm 16 tập thơ và Trường ca:
– Khoảng trời quê hương (thơ, 1979).
– Những ngày xa (thơ, 1986),
– Về thôi nàng Vọng phu (thơ, 1991),
– Đảo chìm (trường ca, 1994),
– Hồn quê (tập truyện ngắn, 1994).
– Mèo đi câu (thơ thiếu nhi, 1996),
– Lời Trái đất (thơ, 1999),
– Ngoảnh lại (tuyển thơ, 2001),
– Kơ nia xanh lá (tập truyện ký, 2001),
– Hơi thở rừng hồi (trường ca, 2004),
– Năm ngắn ngày dài (thơ, 2005),
– Dòng suối bất chợt (tập truyện ngắn, 2006),
– Thơ Chữ Hán Nguyễn Du (dịch thơ, 2008),
– Hà Nội của tôi (trường ca, 2009),
– Mẹ ngồi sưởi nắng (thơ, 2010),
– Tuyển tập thơ Vương Trọng (2011, 2019),
– Vầng sáng hỏa châu…(chân dung văn học, 2012),
– Cùng lính trẻ đọc thơ (Bình thơ, tập 1- 2014, tập 2 – 2016),
– Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn (dịch thơ, 2015);
– Đố Kiều và khảo luận, trao đổi (nghiên cứu, 2015);
– Đa thanh và Phản biện (tập thơ, 2017);
– Ở trong còn lắm điều hay (2018); …
4.Phong cách sáng tác
– Thơ ông thông minh và hóm, cái hóm ngầm của ông đồ Nghệ. Có những chuyện nhẽ phải đau lòng, qua thơ ông nó nhẹ như… chợ tình Khau Vai
– Điều đáng quý khác nữa ở Vương Trọng là thơ ông luôn đồng cảm, bênh vực những phận người kém may mắn. Thơ Vương Trọng không chỉ là tiếng nói của cảm xúc, còn là những suy tư triết lý về cuộc sống con người. Hồn thơ Vương Trọng luôn rộng mở.
– Vương Trọng làm thơ ở nhiều đề tài, bao giờ viết về quê hương cũng da diết ân tình sâu nặng với miền quê nghèo khó cùng những kỷ niệm đau đáu của tuổi thơ. Điều đáng nói là, dù viết về tình đất hay tình người, thơ Vương Trọng đều có cốt lõi chung là nỗi lòng sâu đằm của riêng ông, không lẫn với bất cứ nhà thơ nào khác.
5.Giải thưởng và thành tựu
– Hai lần được Giải thưởng Hội Nhà văn (1993 và 1996).
– Năm lần được Giải thưởng Bộ Quốc phòng (1986, 1994, 2004, 2009, 2019).
– Giải thưởng Nhà nước về Văn học & Nghệ thuật đợt 2 năm 2007.