Giới thiệu tác giả William Thackeray (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác, nhận định)

5/5 - (1 bình chọn)

Giới thiệu tác giả William Thackeray về tiểu sử, sự nghiệp, tác phẩm tiêu biểu, phong cách sáng tác, giải thưởng vinh danh

Giới thiệu tác giả William Thackeray về tiểu sử, sự nghiệp, tác phẩm tiêu biểu, phong cách sáng tác, giải thưởng vinh danh

1. Tiểu sử

William Makepeace Thackeray (18 tháng 7 năm 1811 – 24 tháng 12 năm 1863) là một tiểu thuyết gia, nhà văn và tác giả người Anh thời thế kỉ XIX. Ông nổi tiếng về nghệ thuật châm biếm, thể hiện rõ trong cuốn tiểu thuyết kinh điển Hội chợ phù hoa, xuất bản vào tháng 7 năm 1848 phản ánh về việc bao quát xã hội Anh thời bấy giờ.

2. Sự nghiệp

– Ông sinh ra tại Calcutta thuộc Ấn Độ vào năm 1811 và di cư sang Luân Đôn (Anh) với mẹ vào năm 1816 sau khi cha là Richmond qua đời vào năm 1815.

– Thackeray sống tại đảo St. Helena tại Anh và tốt nghiệp các trường tại Southampton và Chiswick. Sau đó ông tiếp tục nhập học tại trường Charterhouse.

– Ở đó, ông kết thân với nhà biếm họa John Leech. Tuy nhiên, ông chẳng thích Chaterhouse chút nào.

– Bệnh tật trong năm cuối trì hoãn ông nhập học tại Đại học Cambridge mãi cho đến tháng 2 năm 1829. Vì ông không ưa sách vở về lý thuyết, ông bỏ học năm 1830.

– Ông kết hôn với Isabella Gethin Shawe vào năm 1836. Họ có ba người con gái. Tuy nhiên, vào năm 1839, sau khi con gái thứ hai qua đời thì vợ của ông là Isabella rơi vào trầm cảm vì vậy cuộc bi kịch giáng xuống cuộc đời ông. Từ tháng 11 năm 1840 đến tháng 2 năm 1842 vợ ông hoàn toàn không chăm sóc được bản thân, để lại tình trạng xanh xao ẻo lả.

– Chưa được bao lâu, thì bà Shawe ngày càng trở nên điên loạn và mất hết sự ý thức. Thackeray dù có năn nỉ bà như vậy cũng vô ích, vì vậy bà đã bị giam giữ tại Paris đến năm 1893. Sau sự bệnh hoạn của vợ, Thackeray gần như một người goá vợ, không bao giờ quan hệ lâu dài với ai.

– Thời gian còn lại, ông viết các cuốn sách kinh điển và nổi tiếng nhất mà ông có thể, nổi bật nhất là cuốn Hội chợ phù hoa.

– William Makepeace Thackeray, nhà văn, tiểu thuyết gia kinh điển thế giới của Anh sinh ra tại Ấn Độ đã trút hơi thở cuối cùng ở tuổi 52 sau khi chống chọi với căn bệnh đột quỵ vào ngày 24 tháng 12 (ngày Lễ Giáng sinh) năm 1863. Lễ tang của ông diễn ra vào ngày 26 tháng 12 năm 1863.

3. Tác phẩm tiêu biểu

– The Yellowplush Papers (1837) – ISBN 0-8095-9676-8

– Catherine (1839-40) – ISBN 1-4065-0055-0

– A Shabby Genteel Story (1840) – ISBN 1-4101-0509-1

– The Irish Sketchbook (1843) – ISBN 0-86299-754-2

– May mắn của Barry Lyndon (1844), filmed as Barry Lyndon by Stanley Kubrick ISBN 0-19-283628-5

– The Book of Snobs (1848), which popularised that term- ISBN 0-8095-9672-5

– Hội chợ phù hoa (1848), featuring Becky Sharp – ISBN 0-14-062085-0

– Pendennis (1848–1850) – ISBN 1-4043-8659-9

– Rebecca và Rowena (1850), a parody sequel of Ivanhoe – ISBN 1-84391-018-7

– The Paris Sketchbook (1852), featuring Roger Bontemps

– Men’s Wives (1852) – ISBN 0-14-062085-1

– Henry Esmond (1852) – ISBN 0-14-143916-5

– Gia đình Newcome (1855) – ISBN 0-460-87495-0

– The Rose and the Ring (1855) – ISBN 1-4043-2741-X

– The Virginians (1857–1859) – ISBN 1-4142-3952-1

– Philip phiêu lưu ký (1862) – ISBN 1-4101-0510-5

– Denis Duval (1864) – ISBN 1-4191-1561-8

– Sketches and Travels in London

– Nhật trình từ Cornhill tới Grand Cairo

– Stray Papers: Being Stories, Reviews, Verses, and Sketches (1821-1847)

4. Phong cách sáng tác

– Cùng với Charles Dicken, William Makepeace Thackeray được xem như người đại diện ưu tú nhất của văn học hiện thực phê phán Anh thế kỷ XIX. Thackerey viết nhiều loại truyện, cả truyện nhi đồng và truyện lịch sử, nhưng hầu hết văn phẩm của ông đều có tính chất châm biếm, nhằm đả kích xã hội tư sản quý tộc Anh đương thời.

– Tuy nhiên, Thackeray không chỉ làm một việc là phê phán, mà ông vẫn ca ngợi những tình cảm cao quý như tình cảm gia đình, bạn bè và lòng chung thủy… Đứng trước những cảnh đời xấu xa, ông vẫn không mất hết lòng tin đối với bản chất tốt đẹp của con người.

5. Giải thưởng – vinh danh

Với một loạt các tác phẩm được xếp vào hàng kinh điển, William Makepeace Thackeray được tôn vinh là người đại diện ưu tú của văn học Anh thế kỷ XIX.