Nhà văn Xuân Phượng, người phụ nữ đã đem cả tâm hồn, thanh xuân, suy tư, xúc cảm gửi vào trang sách “Gánh gánh gồng gồng”. Bài viết Giới thiệu tác giả Xuân Phượng (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác, nhận định) sẽ sẽ cung cấp thêm cho bạn đọc những thông tin về nhà văn.
Tiểu sử
– Xuân Phượng tên thật Nguyễn Thị Xuân Phượng, sinh năm 1929.
– Quê quán: Làng Nham Biều, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên – Huế.
– Xuất thân trong một gia đình quý tộc phong kiến. Chồng là bộ đội pháo binh Tôn Thất Hoàng. Hai người có với nhau cả thảy ba người con trai: Nguyễn Phước, Nguyễn Phương và Nguyễn Phong.
– Nghề nghiệp: Nhà văn, đạo diễn.
– Học vấn: Từng được đào tạo ngành y.
Sự nghiệp
– Xuân Phượng đi theo kháng chiến từ năm 16 tuổi.
– Xuân Phượng đã ghi tên mình vào lịch sử phim tài liệu Việt Nam, với các tác phẩm: Việt Nam và chiếc xe đạp (1974), Khi tiếng súng vừa tắt (1975), Khi những nụ cười trở lại (1976), Hai tiếng quê hương (1978), Tôi viết bài ca hồi sinh (1979),…
– Ngoài làm đạo diễn Xuân Phượng còn từng làm công nhân ở xưởng chế tạo chất nổ ở Quân giới Liên khu IV, rồi làm thông dịch viên ngoại giao.
– Năm 1967, bà là phiên dịch cho đoàn phim của đạo diễn người Hà Lan Joris Ivens khi làm phim Vĩ tuyến 17 – chiến tranh nhân dân, rồi làm truyền hình, đảm nhận vị trí Trưởng phòng khám Nhi quận Ba Đình – Hà Nội.
– Từ khi nhận sổ hưu ở Đài Truyền hình TP Hồ Chí Minh, đạo diễn Xuân Phượng trở thành một nhà sưu tập tranh tầm cỡ.
Tác phẩm
– Hồi ký Gánh gánh gồng gồng
Giải thưởng
– Chính phủ Pháp trao tặng Huân chương “Bắc đẩu bội tinh” vào năm 2011
– Hồi ký “Gánh gánh gồng gồng” của Xuân Phượng được Hội Nhà văn VN trao giải thưởng năm 2020.
Phong cách sáng tác
Nhà văn Xuân Phượng, người phụ nữ đã đem cả tâm hồn, thanh xuân, suy tư, xúc cảm gửi vào trang sách “Gánh gánh gồng gồng”. Cuốn hồi ký như cuộn phim lịch sử khắc họa giản đơn những hình ảnh sinh động, hấp dẫn, giọng văn mộc mạc song lại rất sâu lắng, đã thành công chạm đến được trái tim của những người độc giả yêu thích văn chương nước nhà. Tác phẩm là những trang viết nhân văn, tràn ngập ý nghĩa truyền tải tình yêu dành cho quê hương, khắc ghi những giá trị cùng nét đẹp văn hóa đa dạng, phong phú của dân tộc và là trạm dừng chân giúp cho những bạn trẻ đang bế tắc, hoang mang, cô đơn khi đứng giữa nhiều ngã rẽ khác trong cuộc sống.
Nhận định, đánh giá
– Nhạc sĩ Thụy Kha: “Cuốn sách này rất cần cho tất cả các thế hệ, mà nhất là thế hệ trẻ, nhất định đọc và phải đọc rất kỹ. Nếu như không có văn bản này, chúng ta sẽ không biết ai vào với ai, chúng ta không biết sống như thế nào, tại sao chúng ta dấn thân vào cách mạng? Chúng ta dấn thân như thế nào?… Và cuộc đời của chị Phượng, tình cờ, mang chứa được cuộc đời của dân tộc mình ở trong đó.”