Bài viết Giới thiệu tác giả Xuân Quỳnh (Tiểu sự, sự nghiệp, tác phẩm, phong cách sáng tác) chúng ta sẽ biết thêm về người phụ nữ giàu cảm xúc, nỗi niềm suy tư trong thi đàn văn học Việt Nam
Tiểu sử
– Xuân Quỳnh (1942 – 1988) tên khai sinh là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh
– Quê quán: La Khê, thị xã Hà Đồng, tỉnh Hà Đông nay là quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
– Xuất thân từ trong một gia đình công chức, nhưng mẹ mất sớm, bố thì thường xuyên công tác xa gia đình, nên từ nhỏ Xuân Quỳnh đã được bà nội nuôi dạy cho đến khi trưởng thành.
– Xuân Quỳnh đã có hai lần kết hôn. Lần đầu với nhạc công chơi đàn violon Lưu Tuấn. Xuân Quỳnh và Lưu Tuấn có chung một người con trai tên là Lưu Tuấn Anh. Sau khi li hôn Lưu Tuấn thì bà vẫn ở chung một tòa nhà với chồng và con ở phố Huế, Hà Nội. Đến lần thứ hai, bà kết hôn với Lưu Quang Vũ vào năm 1973. Lưu Quang Vũ thì kém Xuân Quỳnh 6 tuổi và cũng đã li dị vợ là nghệ sĩ ưu tú Tố Uyên, ông có một con trai riêng với Tố Uyên tên là Lưu Minh Vũ. Tháng 2 năm 1975 thì Lưu Quang Vũ và Xuân Quỳnh có với nhau một con trai đặt tên là Lưu Quỳnh Thơ (tên ở nhà gọi là Mí).
– Xuân Quỳnh mất ngày 29 tháng 8 năm 1988 trong một tai nạn giao thông tại đầu cầu Phú Lương, thị xã Hải Dương (nay là thành phố), tỉnh Hải Dương, cùng với chồng và con trai Lưu Quỳnh Thơ khi ấy mới 13 tuổi.
Sự nghiệp
– Tháng 2 năm 1955: Xuân Quỳnh được tuyển vào Đoàn Văn công nhân dân Trung ương và được đào tạo trở thành diễn viên múa. Bà cũng đã từng nhiều lần đi Nhật Bản để làm phim và năm 1959 tại Vienna (Áo) bà dự Đại hội thanh niên sinh viên lần thứ nhất thế giới
– Từ năm 1963 đến năm 1964: Xuân Quỳnh đã bắt đầu tham gia vào sự nghiệp văn thơ, bà học tại trường bồi dưỡng những người viết văn trẻ khóa 1 của hội nhà văn Việt Nam. Sau khi học xong bà trở về làm việc tại Báo Văn Nghệ và báo phụ nữ Việt Nam.
– Năm 1967: bà được kết nạp và trở thành ủy viên Ban chấp hành của hội nhà văn Việt Nam khóa III.
– Từ năm 1978 cho đến khi bà qua đời Xuân Quỳnh đã giữ chức vụ biên tập viên cho NXB Tác phẩm mới
Tác phẩm
– Các tác phẩm chính:
+ Tơ tằm – Chồi biếc (thơ, in chung phần Chồi biếc, Nhà xuất bản Văn học, 1963), 18 bài thơ
+ Hoa dọc chiến hào (thơ, in chung, 1968), 28 bài thơ
+ Gió Lào, cát trắng (thơ, 1974)
+ Lời ru trên mặt đất (thơ, 1978), 34 bài thơ
+ Cây trong phố – Chờ trăng (thơ, in chung phần Chờ trăng, 1981)
+ Sân ga chiều em đi (thơ, 1984)
+ Tự hát (thơ, 1984)
+ Hoa cỏ may (thơ, 1989), 18 bài thơ
+ Thơ Xuân Quỳnh (1992, 1994)
+ Thơ tình Xuân Quỳnh – Lưu Quang Vũ (1994)
+ Không bao giờ là cuối (thơ, 2011), 21 bài thơ
+ Tiếng gà trưa (1984)
*Các tác phẩm viết cho thiếu nhi:
– Truyện:
+ Mùa xuân trên cánh đồng (truyện thiếu nhi, 1981)
+ Bến tàu trong thành phố (truyện thiếu nhi, 1984)
+ Vẫn có ông trăng khác (truyện thiếu nhi, 1986)
+ Tuyển tập truyện thiếu nhi (1995)
+ Chú gấu trong vòng đu quay (tập truyện)
– Thơ:
+ Bầu trời trong quả trứng (thơ văn thiếu nhi, 1982), 32 thơ + 16 văn
+ Truyện Lưu Nguyễn (truyện thơ, 1985)
Giải thưởng
– Năm 2001, Xuân Quỳnh được nhà nước phong tặng giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
– Năm 2017, Chủ tịch nước ký quyết định truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật cho cố nhà thờ Xuân Quỳnh với 2 tập thơ đó là Lời Ru mặt đất và Bầu trời trong quả trứng.
Phong cách sáng tác
Sống trong thời đại kháng chiến, khó khăn, đa phần chủ đề của những người nghệ sĩ đều hướng đến hiện thực xã hội, nhưng chủ đề trong thơ ca của Xuân Quỳnh lại độc lạ và đặc biệt, hướng đến những nỗi niềm lo âu, tâm trạng, cảm xúc trong nội tâm của một người phụ nữ hồn nhiên, chân thành, thắm thiết thay vì bàn luận về cuộc sống con người trong thời kì bấy giờ.
Nhà thơ Xuân Quỳnh khắc ghi lại cuộc sống đời thường, bình dị, gần gũi của bản thân vào trang thơ thể hiện tiếng lòng của một tâm hồn thiết tha, yêu cuộc sống, khát khao, trân trọng mong cầu hạnh phúc, tình yêu trọn vẹn. Khát vọng ấy cũng mang theo sự lo sợ, dự cảm bất trắc, muộn phiền với nhiều điều. Cũng chính vì lời thơ mang hơi thở cuộc sống mà giọng điệu trong thơ hết sức tự nhiên, tinh tế, tình cảm. Chứa đựng những triết lý, ẩn ý với tầng lớp ý nghĩa gửi gắm đến người đọc, nhất là những chàng trai, sẽ phần nào hiểu được tâm trạng vui buồn thất thường của người con gái mình yêu.
Nhận định, đánh giá
– Nhận Xét Về Sóng Của Vũ Cao: “Bài này Quỳnh nó viết bợm thật. Nghĩa là đọc xong, tự nhiên mình cũng có ý nghĩ là phải viết, viết một cái gì cho ra trò một chút, cho nó phải nể.”
– Lời Bình Về Sóng Của GS Nguyễn Đăng Mạnh: “Sóng là một bài thơ tình yêu rất tiêu biểu cho tư tưởng và phong cách thơ Xuân Quỳnh ở giai đoạn đầu. Một bài thơ vừa xinh xắn, duyên dáng; vừa mãnh liệt, sôi nổi; vừa hồn nhiên, trong sáng; vừa ý nhị, sâu xa. Sau này, khi nếm trải nhiều, giọng thơ Xuận Quỳnh không còn phơi phới bốc men say nữa, nhưng cái khát vọng tình yêu vẫn mãi tồn tại trong trái tim giàu có yêu thương của chị.” (GS Nguyễn Đăng Mạnh & PTS Trần Đăng Xuyền, Những bài văn hay, Nxb Đồng Nai, 2003, tr. 135)
– GS. Phong Lê: ” Bài “Sóng” thể hiện một tình yêu sâu sắc, bồi hồi, thao thức đến cả trong giấc mơ. Dù có những gian truân cách trở, nhưng tình yêu bao giờ cũng đẹp, cũng đến được tận cùng hạnh phúc, như con sóng nhỏ đến với bờ” (Nhà thơ Việt Nam hiện đại, GS Phong Lê chủ biên, Viện Văn học, Nxb KHXH,1984)
– Chu Văn Sơn: “Thơ Xuân Quỳnh là thơ của một cánh chuồn chuồn bay tìm chỗ nương thân trong nắng nôi dông bão của cuộc đời … Thế giới thơ ca Xuân Quỳnh là sự tương tranh không ngừng giữa khắc nghiệt và yên lành với những biểu hiện sống động và biến hóa khôn cùng của chúng. Ở đó trái tim thơ Xuân Quỳnh là cánh chuồn chuồn báo bão cứ chao đi chao về, mệt nhoài giữa biến động và yên định, bão tố và bình yên, chiến tranh và hòa bình, thác lũ và êm trôi, tình yêu và cách trở, ra đi và trở lại,chảy trôi phiêu bạt và trụ vững kiên gan, tổ ấm và dòng đời, sóng và bờ ,thuyền và biển,nhà ga và con tàu, trời xanh và bom đạn, gió Lào và cát trắng, cỏ dại và nắng lửa, thủy chung và trắc trở, xuân sắc và tàn phai, ngọn lửa cô đơn và đại ngàn tối sẫm…”
– Võ Văn Trực: “Điều đáng quý nhất ở Xuân Quỳnh và thơ Xuân Quỳnh là sự thành thật rất thành thật, thành thật trong quan hệ bạn bè, với xã hội và cả tình yêu. Chị quanh co không giấu diếm một điều gì. Mỗi dòng thơ, mỗi trang thơ đều phơi bày một tình cảm, một suy nghĩ của chị. Chỉ cần qua thơ ta biết khá kĩ đời tư của chị. Thành thật, đây là cốt lõi thơ Xuân Quỳnh”