Giới thiệu tác giả Xuân Sách (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác, nhận định)

Giới thiệu tác giả Xuân Sách về tiểu sử, sự nghiệp, tác phẩm tiêu biểu, phong cách sáng tác, nhận định và bình luận

Giới thiệu tác giả Xuân Sách về tiểu sử, sự nghiệp, tác phẩm tiêu biểu, phong cách sáng tác, nhận định và bình luận

1. Tiểu sử

– Xuân Sách (1932 –2008) tên thật là Ngô Xuân Sách, sinh tại xã Trường Giang, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa.

– Ông còn bút danh Lê Hoài Đăng, là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.

– Ông được biết tới khi là tác giả phần lời các ca khúc nổi tiếng Đường chúng ta đi (dựa trên tứ thơ của Hoàng Trung Thông và Chế Lan Viên), Cùng anh tiến quân trên đường dài (nhạc Huy Du), đặc biệt nổi bật qua tập thơ Chân dung nhà văn và cũng chính tập thơ này đã trở thành bước ngoặt của cuộc đời ông.

– Trước khi mất, ông sống tại thành phố Vũng Tàu, thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

 

2. Sự nghiệp

– Năm 1960 – 1980: Biên tập viên Tạp chí Văn nghệ Quân đội.

– Năm 1981 – 1984: Phó giám đốc Nhà xuất bản Hà Nội.

– Năm 1985 – 1995: Chủ tịch Hội Văn nghệ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu…

– Đêm 2 tháng 6 năm 2008, ông qua đời tại bệnh viện Thanh Nhàn (Hà Nội), sau hai tháng nằm viện tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội do chứng tai biến mạch máu não.

– Ngày 6 tháng 6 năm 2008, linh cữu nhà văn Xuân Sách được đưa về an táng tại quê nhà Thanh Hóa, theo nguyện vọng sinh thời của ông.

3. Tác phẩm

– Cô giáo làng (truyện ngắn, 1962)

– Đội du kích thiếu niên Đình Bảng (truyện, 1964)

– Mặt trời quê hương (tiểu thuyết, 1971)

– Đêm ra trận (truyện ngắn, 1974)

– Con suối mặt gương (thơ, 1974)

– Phía núi bên kia (tiểu thuyết, 1977)

– Nơi đi và đến (thơ, 1979)

– Rừng bên sông (tiểu thuyết, 1984)

– Đường xa (thơ, 1986)

– Cuộc hôn nhân bị đánh tráo (tiểu thuyết, 1991)

– Chân dung nhà văn (thơ, 1992)

– Người ơi, người ở lại (truyện ngắn, 1995)

– Cõi người (thơ, 1996)

– Làng rừng Cà Mau (truyện, 1981)

4. Phong cách sáng tác

– Độc giả mến mộ Xuân Sách ở sự thông minh, dí dỏm, cách nắm bắt rất nhanh những khía cạnh nghịch lý của đời sống.

– Với sự thông minh, nhạy cảm và lương tri nghệ sĩ, Xuân Sách đã thành công khi nhìn thấy bản chất, chứ không phải vẻ hào hoa, bóng bẩy bên ngoài

5. Nhận định và bình luận

– “Tập thơ (Chân dung nhà văn) được hâm mộ tới mức ngay trong thời bao cấp khó khăn mà người ta đã truyền tay nhau những bản phô-tô để vừa đọc vừa…tủm tỉm, hay vỗ đùi đen đét trước những “nét vẽ” tài hoa…Đúng Xuân Sách là người rất hóm, rất sắc sảo. Nhưng với riêng tôi, tôi lại nhớ về ông như một nhà thơ đàn anh đôn hậu, một biên tập viên thơ đầy trách nhiệm với những cây bút trẻ…” – Thanh Thảo

– “Tính tự trào của thơ Xuân Sách đặc biệt bộc lộ qua tập “Chân dung Nhà văn”. Ông đã nắm bắt tính cách các nhà văn rất sắc sảo và tinh tế.” – Nguyễn Trọng Tạo

– “Xuân Sách là một đặc sản kỳ lạ của giới cầm bút Hà Nội những năm chống Mỹ và vài chục năm tiếp sau…Nhiều khi nói tới một người cụ thể nào đó, thực ra Xuân Sách đang nói tới cả giới, nói tới những kiếp người khác nhau trong giới và từ những người cầm bút, trong một mức độ nào đó, nhà thơ gợi ra cho ta, liên tưởng tới những người ở giới khác” – Vương Trí Nhàn