Giới thiệu tác giả Xuân Trình (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác)

Bình chọn

Nhà văn hay nhà biên kịch Xuân Trình – một người gắn bó cuộc đời mình với nghệ thuật sân khấu. Cùng tìm hiểu thêm về Xuân Trình qua bài viết Giới thiệu tác giả Xuân Trình (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác) nhé!

Tiểu sử

– Xuân Trình (sinh năm 1936 – 1991).

– Gia đình Xuân Trình là một gia đình dòng dõi, giàu có và hiền đức bậc nhất ở huyện Ý Yên – Nam Định nhưng lại sớm giác ngộ cách mạng.

Giới thiệu tác giả Xuân Trình (Tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác)

Sự nghiệp

– Sau khi học Đại học, Xuân Trình về công tác tại Báo Văn nghệ cùng với Xuân Quỳnh, Nguyễn Thị Ngọc Tú.

– Nhà văn cũng đội mũ sắt đi khắp các mặt trận để viết bài, rồi mới về Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam làm việc và gắn bó với sân khấu từ đó với các cương vị Phó tổng thư ký thường trực Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam, Tổng biên tập Tạp chí Sân khấu, Giám đốc NXB Sân khấu cho đến khi qua đời.

Tác phẩm

– Kịch:

+ Chuyện người du kích

+ Quê hương Việt Nam (1967)

+ Lập xuân (1970)

+ Hận thù từ đâu tới (1973)

+ Bạch đàn liễu (1973)

+ Ngôi nhà trong thành phố (1973)

+ Xóm vắng (1972)

+ Cố nhân (1979)

+ Thời tiết ngày mai (1978)

+ Mùa hè ở biển (1985)

+ Đợi đến mùa xuân (1986)

+ Ngôi nhà màu hồng ngọc (19880

+ Ngày xưa nơi đây là chiến tranh (1988)

+ Ngôi nhà màu hồng ngọc (1988)

+ Chuyện ông Hựng ở lò thúc mầm (1989)

+ Nghĩ về mình (1990)

+ Nửa ngày về chiều (1990)…

Giải thưởng, vinh danh

– Trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật.

– Tên Xuân Trình cũng được đặt cho một con đường ở TP. Nam Định quê hương của ông như một sự tri ân.

Phong cách sáng tác

Nhà văn hay nhà biên kịch xuất sắc Xuân Trình – một người gắn bó cuộc đời mình với nghệ thuật sân khấu. Là một người có khát vọng cống hiến to lớn, mong cầu đưa sân khấu vươn lên, phát triển đến một vị thế mới trong xã hội, chính vì vậy mà tài năng của Xuân Trình đã trở thành bước đệm để ông hoàn thành khát vọng cống hiến của bản thân mình. Các tác phẩm, vở diễn của Xuân Trình thể hiện được sự sáng tạo, một tâm hồn đẹp đẽ rực rỡ, truyền tải những ước mơ, dự báo về tương lai của người nghệ sĩ. Không chỉ dừng lại được bước phản ánh cuộc sống xã hội hiện thực mà nhà văn còn thổi hồn vào trong đó những vấn đề về tính nhân văn, ý nghĩa để người đọc chiêm nghiệm, tìm tòi và khám phá, cấu trúc kịch bản chặt chẽ, có tính liên kết, xây dựng tình huống, lời văn có chọn lọc giúp cho vở kịch trở nên sinh động, giàu hình ảnh, cảm xúc, khai thác sâu được tâm lý nhân vật một cách tinh tế, cẩn thận. Điều đó đã hết thảy đưa ngòi bút của Xuân Trình trở nên độc đáo, mới lạ, sôi động, cuốn hút.