Giới thiệu tác giả Y Phương về tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác và những nhận định.
1. Tiểu sử
– Y Phương (sinh năm 1948) tên thật là Hứa Vĩnh Sước
– Quê quán: Trùng Khánh – Cao Bằng , ông là người dân tộc Tày.
– Ông nhập ngũ năm 1968, phục vụ trong quân đội đến năm 1981 chuyển về công tác tại sở văn hóa và thông tin tỉnh Cao Bằng.
– Năm 1993 là chủ tịch hội văn nghệ Cao Bằng.
Y Phương được mệnh danh là gì? Nhà thơ Y Phương được đánh giá là một trong những nhà thơ dân tộc thiểu số tiêu biểu trên thi đàn văn học Việt Nam hiện đại, vì vậy ông được mọi người tôn vinh là người “kê cao quê hương” bằng thơ. Ngoài ra vì ông sinh ra tại làng Hiếu Lễ, xã Lăng Hiếu, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng nên ông còn được gọi là Người trai làng Hiếu Lễ.
2. Tác phẩm chính
– Hơn 30 năm cầm bút, Y Phương đã xuất bản 1 tập kịch: “Người của núi” (1982); 10 tập thơ gồm “Người Núi Hoa” (1982), “Tiếng hát tháng giêng” (1986), “Lửa hồng một góc” (1987),… trong đó có 2 tập song ngữ “Vũ khúc Tày” (Tủng Tày) và “Hoa quả chuông” (Bjooc ăn lình); 2 tập tản văn
3. Phong cách nghệ thuật
– Thơ ông thể hiện tâm hồn mạnh mẽ, chân thực và trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của người dân tộc miền núi, mang đậm bản sắc vùng cao.
-Y Phương là một nhà thơ có phong cách riêng bởi khi sáng tác ông luôn đi tìm cái mới, cái độc đáo. Những sáng tác của Y Phương luôn mang phong cách riêng, độc đáo của vùng văn hóa dân tộc miền núi.
– Thơ Y Phương như một bức tranh thổ cẩm đan dệt những màu sắc khác nhau, phong phú và đa dạng, nhưng trong đó có một màu sắc chủ đạo, một âm điệu chính là bản sắc dân tộc rất đậm nét và độc đáo. Nét độc đáo đó nằm ở cả nội dung và hình thức.
– Yêu quê hương tức là yêu dân tộc mình, tự hào và gắn bó với dân tộc mình, đó cũng là một cảm hứng lớn trong thơ của Y Phương. Điều quan trọng hơn là từ tình cảm của mình, Y Phương đã khái quát được số phận của cả một dân tộc.
4. Giải thưởng
– Năm 2007 ông được nhận giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật. Đây quả là một giải thưởng cao quý rất xứng đáng với những gì ông đã cống hiến cho nền văn học nước nhà.
– Giải A cuộc thi thơ tạp chí Văn nghệ Quân đội (1984)
– Giải A của Hội Nhà văn Việt Nam (1987) với tập thơ Tiếng hát tháng giêng
– Giải A của Hội đồng Văn học dân tộc – Hội Nhà văn Việt Nam với tập thơ Lời chúc
– Giải B của Ủy ban Toàn quốc liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam với tập trường ca Chín tháng (2001)
– Giải B của Bộ Quốc phòng với trường ca Chín tháng (2001)
– Giải thưởng Hội văn học, nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam năm 2011 cho tản văn “Kungfu người Co Xàu”
– Bằng khen của Hội Nhà văn Việt Nam cho “Tháng Giêng – tháng Giêng một vòng dao quắm” (năm 2010)
5. Nhận định và đánh giá về tác giả Y Phương
5.1 Các nhà phê bình nói về Y Phương
– “Chất thơ sung mãn, lối viết khoáng đạt giàu hình ảnh, giàu sắc thái dung hòa con người với tự nhiên đã tạo cho thơ Y Phương có sức sống rất bền. Đó chính là giá trị nhân văn làm nên vẻ đẹp của phong cách thơ Y Phương.”
– “Y Phương là người có quan niệm sống, quan niệm nghệ thuật một cách rõ ràng, một nhà thơ có tư tưởng, có quan niệm nghệ thuật là biểu hiện của một nhà thơ lớn.”
– “Y Phương trước sau nhất quán một xác tín nghề nghiệp”. Như nhiều người cầm bút khác, Y Phương đã trăn trở trên từng trang viết, “luôn đòi hỏi cao với bản thân” trau chuốt lại những vần thơ đã ra đời, đó cũng là điều hay gặp ở nhiều người sáng tác có ý thức.”
– “Thơ Y Phương bình dị, chân chất, hồn nhiên, giấu cất mà không he hé lộ thiên, lặng lẽ mà bùng nổ, nhẩn nha như chính cuộc đời ông, con người ông.”
5.2 Nhận xét về tác giả Y Phương
– “Tôi đọc thơ Y Phương (Hứa Vĩnh Sước), một nhà thơ “cùng một lứa bên trời lận đận” như tôi, cũng khá đều đều trên mặt báo. Nhưng mãi gần đây, nhân trường Đại học Văn hoá tổ chức Ngày thơ Việt Nam, đầu năm Tân Mão, mới tình cờ gặp anh, tác giả bài thơ “Nói với con” thủa nào. Thế là người thơ, tác giả “Nói với con” đã ở ngay bên cạnh tôi đây, hồn nhiên, chân mộc, như chính bản chất người vùng cao Việt Bắc vậy!