Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua bài Bếp lửa và Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

Bình chọn

Đề bài: Phân tích hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ Quốc qua hai bài thơ Bếp lửa (Bằng Việt) và Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (Nguyễn Khoa Điềm).

Bài làm

I. Mở bài

– Phụ nữ Việt Nam giàu lòng yêu nước, căm thù giặc, lòng thương chồng, thương con, thương cháu, chịu đựng, hi sinh vì gia đình, vì thắng lợi của cuộc kháng chiến của toàn dân.

– Hình ảnh những người mẹ, người chị được miêu tả rất chân thực và cảm động qua bài thơ Bếp lửa và bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.

II. Thân bài

– Người bà trong bài thơ “bếp lửa” hiện lên qua những kỉ niệm của đứa cháu ở xa, ngày ngày lụi hụi nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm, hết lòng chăm nom cháu, để bố mẹ yên tâm công tác.

+ Nhớ về tuổi thơ, nghĩ về bếp lửa, tác giả lại nhớ, lại nghĩ đến hình ảnh người bà thương yêu – một hình ảnh xuyên suốt bài thơ lúc nào cũng chập chờn lay động: “Một bếp lửa chờn vờn sương sớm. Một bếp lửa ấp iu nồng đượm. Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”

+ Đặc biệt hình ảnh người bà bỗng nhiên trở nên cao lớn, vĩ đại khi Bằng Việt nhớ về những năm tháng đau thương vất vả. Mặc kệ “giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi”, mặc cho chiến tranh tàn phá khổ đau chất chồng, bà lúc nào cũng “đinh ninh” dặn cháu: “Cứ bảo nhà vẫn được bình yên”! Bà là hiện thân cụ thể nhất, sinh động nhất cho hậu phương lớn. Dẫu có thế nào đi chăng nữa thì không có gì có thể lay chuyển được niềm tin dai dẳng của bà vào tương lai được:

Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng”

Không còn là bếp nữa rồi, bây giờ là ngọn lửa luôn cháy trong lòng bà. Có người nói, cứ quay ngược trái tim người sẽ thành hình ngọn lửa. Vậy thì, ngọn lửa chính là trái tim, là tấm lòng, tâm hồn của bà như bao nhiêu người Việt Nam đó. Một niềm tin bất diệt lạ lùng truyền sang cho cháu một cách tự nhiên.

+ Nhà thơ khẳng định chắc chắn rằng bếp lửa là hoá thân cụ thể của bà và bà cũng chính là bếp lửa sưởi ấm tâm hồn nhà thơ mà bà luôn nhóm: “nhóm bếp lửa …… tuổi nhỏ”. Tình cảm của bà thật bao la, giản dị như khoai sắn, và cũng đậm đà như khoai sắn. Qua thời gian, qua bom đạn, tình cảm ấy càng thiêng liêng, ân tình thuỷ chung….

Hình ảnh của bà, tình yêu của bà, đức tính của bà qua hồi tưởng và suy ngẫm của đứa cháu đã lớn suy rộng ra là hình ảnh, tình yêu của quê hương đất nước đối với chúng ta.

* Hình ảnh người mẹ trong bài thơ “khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”: là hình ảnh người phụ nữ Tà -Ôi miền Tây Thừa Thiên Huế, chịu đựng gian khổ, nuôi con, góp phần đánh Mĩ: tỉa bắp, giã gạo, địu con đi giành trận cuối, luôn mơ cho con những giấc mơ đẹp, trở thành chàng trai khoẻ mạnh, thành người tự do, thành người chiến sĩ Trường Sơn. Hình ảnh người mẹ hiện lên qua những lời ru của tác giả và những lời ru con của chính mẹ.

Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua bài Bếp lửa và Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

– Hình ảnh người mẹ giã gạo góp phần nuôi bộ đội kháng chiến nổi bật lên với tư thế thật đẹp:

Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng.
Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi

– Người mẹ Tà ôi thương con nhất mực, mẹ đã lấy lưng làm nôi, lấy đôi vai gầy làm gối cho con:

Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối”
Lưng đưa nôi và tim hát thành lời

– Lời ru của mẹ vẫn tiếp tục vang lên trong trái tim khi người mẹ địu con đi tỉa bắp trên núi ka lưi. Tình yêu thương và niềm hi vọng vô bờ bến của người mẹ đối với con được thể hiện bằng những hình ảnh đẹp, mạnh mẽ và độc đáo:

Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ
Em ngủ cho ngoan đừng làm mẹ mỏi
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

– Lời thơ thật dịu dàng như ru sâu thêm giấc ngủ cho em cu Tai, như muốn sẻ chia những vất vả nhọc nhằn trong công việc của mẹ…

– Người mẹ Tà- Ôi, người mẹ Việt Nam mãi mãi là nguồn cảm hứng bất tận cho các nhà thơ ngợi ca…

III. Kết bài

– Phụ nữ Việt Nam là một bản anh hùng ca tuyệt đẹp, là niềm tự hào của dân tộc, xứng đáng với tình yêu mến, lòng kính trọng và khâm phục của nhân dân ta.

– Liên hệ bản thân.