Hướng dẫn chi tiết Phân tích bài thơ Biển của Xuân Diệu

Sau cách mạng tháng 8, bối cảnh xã hội và cuộc đời dần thay đổi, cách nhìn nhận của các nhà thơ Việt cũng dần khác đi, Xuân Diệu cũng nằm trong guồng quay đó của thời đại, cách nhìn nhận về tình yêu của ông cũng đã khác đi nhiều so với thời gian trước đây. Ông đã qua các thời hẹn hò nồng đượm, tình yêu của ông không chỉ gói gọn trong tình yêu của “dậu mồng tơi, của cơi trầu”. Tình yêu của ông mở rộng với hình tượng biển lớn, rộng lớn, thênh thang, mênh mông vô tận. “Biển” là một trong những sáng tác thể hiện chữ “Tình” trong trường phái thơ trữ tình Việt Nam

Hướng dẫn đọc nhanh

Mẫu 1

Sau cách mạng tháng 8, bối cảnh xã hội và cuộc đời dần thay đổi, cách nhìn nhận của các nhà thơ Việt cũng dần khác đi, Xuân Diệu cũng nằm trong guồng quay đó của thời đại, cách nhìn nhận về tình yêu của ông cũng đã khác đi nhiều so với thời gian trước đây. Ông đã qua các thời hẹn hò nồng đượm, tình yêu của ông không chỉ gói gọn trong tình yêu của “dậu mồng tơi, của cơi trầu”. Tình yêu của ông mở rộng với hình tượng biển lớn, rộng lớn, thênh thang, mênh mông vô tận. “Biển” là một trong những sáng tác thể hiện chữ “Tình” trong trường phái thơ trữ tình Việt Nam.
Mở đầu bài thơ, Xuân Diệu đã mở ra trước mắt độc giả một bức tranh dài và rộng của biển xanh – cát trắng. Câu thơ “anh không xứng làm biển xanh” vừa gợi cảm giác kì ảo nhưng cũng là hình ảnh tả thực. Bờ biển dài, rộng, phủ trắng với những bờ cát, là biểu tượng của “em” vừa trong trắng, mềm mại vô ngần, soi sáng ánh nắng pha lê mỗi sớm mai. Anh ước được trở thành “sóng” để ngàn năm còn vỗ mãi vào bờ cát trắng, được cùng em sớm ngày yêu đương nồng nhiệt. Tuy không là “biển”, nhưng suy rộng ra, biển cũng chính là “sóng” đấy thôi. Vì vậy, nên dù không phải ví mình là “Biển”, nhưng Xuân Diệu cũng đã mang hình tượng ẩn dụ về “biển” trong hình tượng “Sóng”. Sự tự nhận thức “không xứng” vừa trồi lên thì tình yêu mãnh liệt của Xuân Diệu lại trở mình, mong muốn, khát khao được bên “em” mãi mãi như biển và cát:
“Anh không xứng là biển xanh
Nhưng anh muốn em là bờ cát trắng
Bờ cát dài phẳng lặng
Soi ánh nắng pha lê…”
Hình ảnh biển và cát được tô điểm thêm gam hồng của bút pháp lãng man thường thấy trong thơ của Xuân Diệu. Bờ biển – cát – hàng thông tạo thành một bức tranh thiên nhiên tuyệt mĩ, vừa nên thơ, vừa vững chãi:
“ Bờ đẹp đẽ cát vàng
– Thoai thoải hàng thông đứng
Như lặng lẽ mơ màng
Suốt ngàn năm bên sóng…”

Hướng dẫn chi tiết Phân tích bài thơ Biển của Xuân Diệu
Hướng dẫn chi tiết Phân tích bài thơ Biển của Xuân Diệu

Khi chìm đắm trong tình yêu, người ta luôn ước mơ về một “cô” hoặc một “anh” người yêu lí tưởng, để khát khao, chiếm lĩnh trái tim của người mình thương. Những trạng thái tình cảm ấy như cơn sóng, lúc nhẹ nhàng đằm thắm, lúc dữ dội dịu êm, lúc ồn ào, khi lặng lẽ,… nhưng điểm chung của nó là đều mong được vỗ vào bờ, dù thời gian có cách trở. Dưới ngòi bút của ông hoàng thơ tình, những tình cảm ấy lại được thể hiện một cách trào dâng mãnh liệu, như nụ hôn nồng cháy ông gửi tặng người tình:
“Anh xin làm sóng biếc
Hôn mãi cát vàng em
Hôn thật khẽ, thật êm
Hôn êm đềm mãi mãi.

Đã hôn rồi, hôn lại
Cho đến mãi muôn đời
Đến tan cả đất trời
Anh mới thôi dào dạt…

Cũng có khi ào ạt
Như nghiến nát bờ em
Là lúc triều yêu mến
Ngập bến của ngày đêm”
Liên tưởng từ hóa thân ngọn Sóng của Xuân Diệu, Nụ hôn của Sóng – Xuân Quỳnh cũng làm con người ta đắm đuối bởi sự chung tình, đặt tình yêu vào hai trạng thái đối lập: dữ dội – dịu êm; ồn ào – lặng lẽ. Sự thay đổi giữa hai trạng thái được thể hiện linh hoạt, như cách tình yêu vận hành trong cuộc sống. Có khi đắm say, cuồng nhiệt, có khi nhẹ nhàng, trầm lắng:
“Dữ dội và dịu êm
Ồn áo và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể”
Hóa ra, thời đại nào, con người nào, số phận nào cũng thế, những nụ hôn của tình yêu luôn làm con người ta đắm đuối, trào dâng sự khao khát, tận dâng và tận hiến. Để diễn tả được trọn vẹn cơn say này, Xuân Diệu đã bộc lộ một cảm xúc ẩn dấu dâu hơn, đó chính là sự cuồng nhiệt và hiến dâng. Tình cảm ấy sục sôi như những đợt thủy triều biến động, dữ dội và ồn ào, diễn tả được sự mê đắm đến điên cuồng của tình yêu đôi lứa.
“ Anh không xứng là biển xanh
Nhưng cũng xin làm bể biếc
Để hát mãi bên gành
Một tình chung không hết”
Khi đã đắm chìm trong tình yêu, người ta không chỉ khao khát được chiếm lĩnh, được kiểm soát, mà còn mong muốn được tách mình ra để ngắm nhìn vẻ đẹp của người mình yêu. Đây là lúc biển nằm trong vòng tay ấm của cát, nằm nghe sóng vỗ dịu êm, những khoảnh khắc tươi đẹp ấy của lứa đôi được tái hiện lại một cách tròn đầy và hoàn chỉnh:

Để những khi bọt tung trắng xoá
Và gió về bay toả nơi nơi
Như hôn mãi ngàn năm không thoả,
Bởi yêu bờ lắm lắm, em ơi!
Qua bài thơ này, Xuân Diệu đã khẳng định được chất trữ tình sâu lắng, nhưng cũng rất đỗi cuồng si của mình. Ta cảm nhận được trong thơ ông những chất rất riêng của cuộc sống, của những cảm nhận vừa mới mẻ, vừa hiện đại, nhưng mang đậm sự thủy chung – vẻ đẹp truyền thống. Bài thơ “Biển” đã giúp người đọc có thêm một góc nhìn khác về tình yêu, vẫn trong hình hài tình yêu truyền thống ấy -nhưng được tô điểm bằng vẻ đẹp tình yêu hiện đại, tự do bộc lộ những xúc cảm chân thật nhất của bản thân mình.

Mẫu 2

Sau cách mạng tháng 8, khi cuộc đời thay đổi nên cách nhìn nhận của Xuân Diệu về tình yêu cũng khác đi rất nhiều. Bởi khi này ông đã đi qua cái tuổi hò hẹn và cũng khi đó tình yêu của ông được rộng mở hơn. Chính khung trời biển bao la ấy đã thể hiện được cái mênh mông vô hạn của bài thơ.
Câu thơ anh không xứng là biển xanh đậm chất gợi ảo nhưng cũng rất thực. Bởi biển rộng lớn hùng vĩ nên anh xin làm cơn sóng biếc để tình yêu được vỗ mãi. Tuy nhiên nếu xét kỹ thì sóng có bao giờ là chính sóng đâu mà đó cũng là biển. Vì vậy nên mặc dù với biển Xuân Diệu nhà thơ ví mình không phải là biển xanh nhưng vẫn là biển đó thôi. Chính ý thơ này cũng đã được tác giả lặp lại ở khổ 6.
Anh không xứng là biển xanh
Nhưng anh muốn em là bờ cát trắng
Bờ cát dài phẳng lặng
Soi ánh nắng pha lê…
Ở đây ta cảm nhận được những điều cao lớn hơn và cũng rất đậm chất hóm hỉnh của Xuân Diệu. Biển xanh hay bể biếc chỉ là những cách nói khác nhau về một đối tượng mà thôi. Đó là sự vòng vo để làm duyên và cũng là một cách để lấy lòng người mình yêu đó mà.
Có làm biển biếc thì khi đó người mình yêu mới có thể là bờ để thầm vỗ. Hay đơn giản là một cách nói tình yêu của anh dành cho em mênh mông như biển và cũng chính là sự vĩnh hằng. Và tình yêu ấy luôn bồi hồi tha thiết như sóng trùng đại dương.
Biển của Xuân Diệu thể hiện một hình ảnh rất riêng. Đối tượng tình yêu trong bài thơ này được lý tưởng hóa thành bờ cát đẹp đẽ và long lanh. Đối lập với cái long lanh của bờ cát là sự mịn màng, mộc mạc. Sở dĩ phải có sự kết hợp cả hai bởi sự mộc mạc cũng có thể làm con người ta chán, nên cần phải có những lúc long lanh.
Bờ đẹp đẽ cát vàng
Thoai thoải hàng thông đứng
Như lặng lẽ mơ màng
Suốt ngàn năm bên sóng…
Người đẹp đã là một điều tuyệt vời, tuy nhiên càng tuyệt vời hơn nếu họ có thái độ sống không kiêu kỳ. Đẹp nhưng bờ cát phải hiền lành, mịn phẳng và cũng sẵn sàng ôm những con sóng vào bờ. Tuy nhiên sẵn lòng nhưng cũng sẽ không phải là dễ dãi mà là sự gắn bó thủy chung son sắt. Như vậy có thể nói với cách diễn đạt tài tình ấy tác giả đã ví hình ảnh bờ ẩn dụ để nói về người con gái mà mình yêu thương tha thiết.
Khi yêu người ta luôn ước mơ về một người tình lý tưởng và cũng là khát vọng được chiếm lĩnh trái tim của người mình yêu. Từ đó ta có thể nhận ra được các trạng thái tình cảm giống như sóng, luôn mong được vỗ vào bờ. Dưới vần thơ của ông hoàng thơ tình ta lại thấy được những cái vỗ ấy cũng như những nụ hôn nồng cháy. Nó không sỗ sàng, ngược lại còn nâng niu dè dặt.
Anh xin làm sóng biếc
Hôn mãi cát vàng em
Hôn thật khẽ, thật êm
Hôn êm đềm mãi mãi
Đã hôn rồi, hôn lại
Cho đến mãi muôn đời
Đến tan cả đất trời
Anh mới thôi dào dạt..
Chính những nụ hôn trong bài thơ Biển đã làm con người ta thêm đắm đuối. Đó là những nụ hôn không thỏa, rồi phá vỡ cả một mảng không gian rộng lớn. Để rồi cuối cùng chỉ còn lại là tình yêu đắm say. Để diễn tả được trọn vẹn cơn khát này, nhà thơ đã bộc lộ một cảm xúc sâu hơn đó chính là sự cuồng nhiệt. Nó sục sôi như thủy triều dâng. Khi ấy những ồn ào, mãnh liệt ấy đã diễn tả được sự mãnh liệt đến mê cuồng của tình yêu.
Khi yêu con người ta không chỉ khao khát được chiếm lĩnh mà đó còn là tách mình ra để ngắm nhìn. Đó cũng chính là một cách để ca ngợi sự thủy chung son sắt. Đây cũng chính là lúc biển nằm trong vòng tay ấm áp của bờ mà nghe sõng vỗ. Đó là những khoảnh khắc vô cùng tươi đẹp của lứa đôi.
Để những khi bọt tung trắng xoá
Và gió về bay toả nơi nơi
Như hôn mãi ngàn năm không thoả,
Bởi yêu bờ lắm lắm, em ơi!
Phong cách trong bài thơ Biển của Xuân Diệu là những điều ta đã có thể thấy được trong những áng thơ như Gửi hương cho gió. Ở đó ta cảm nhận được khao khát, sự cháy bỏng, da diết và cũng chính là một nét riêng trong thơ Xuân Diệu.
Với Biển – Xuân Diệu ta cảm nhận được những chất rất riêng của cuộc sống này. Đó cũng vẫn là tình yêu nhưng dưới góc nhìn của nhà thơ nó lại thêm sâu sắc hơn. Chính những vần thơ đó đã giúp con người ta hiểu thêm về tình yêu.