Hướng dẫn Phân tích tác phẩm Áo Tết của Nguyễn Ngọc Tư chi tiết nhất

Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư xem việc viết văn giống như cách để giải tỏa và thể nghiệm nên nội dung tác phẩm có tính chất gần gũi, bình dị nhất và dễ cảm. Chính vì thế, đa số những trang viết của Nguyễn Ngọc Tư nhận được rất nhiều sự đón nhận của độc giả. Cùng theo dõi bài viết  phân tích tác phẩm Áo Tết của Nguyễn Ngọc Tư để tích lũy thêm cho bản thân một trang văn hay nhé.

Phân tích tác phẩm Áo Tết của Nguyễn Ngọc Tư

Giữa muôn vàn mảnh đất phồn hoa đô hội, ta chỉ chọn một nơi để trở về, để nương náu và để tìm chút tình yêu trong tâm hồn, đó là quê hương. Giữa hàng vạn đóa hoa rạng rỡ đang đua mình trước ánh bình minh, ta cũng chỉ có một loài hoa trong lòng. Cuộc sống cũng vậy, luôn khiến người ta phả chọn đích đến cuối cùng cungc như văn chương luôn cần tìm đến cái đích duy nhất – hướng đến cái thiện. Thấu hiểu điều đó, nhà thơ Tố Hữu đã từng cho rằng: “cuộc bể dâu mà con người nhìn thấy trong văn thơ dân tộc là máu trong trái tim của người nghệ sĩ”. Và đến với những dòng văn độc đáo Áo tết của Nguyễn Ngọc Tư, ta cũng tìm thấy chân lý của cái thiện, của cái đẹp luôn hiện hữu trong cuộc sống

Tác giả Nguyễn Ngọc Tư là một nhà văn mộc mạc, bình dị của thôn quê Nam Bộ. Những tác phẩm của chị luôn thu hút nhiều độc giả bởi lối kể chuyện đậm màu sắc phương Nam đồng thời, thể hiện cái nhìn sâu sắc và bao dung với số phận con người. Một trong những sáng tác tiêu biểu của Nguyễn Ngọc Tư không thể không kể tới tác phẩm Áo tết. Tác phẩm được đánh giá cao bởi những giá trị ý nghĩa được gửi gắm trong đó. Đó là câu chuyện có ý nghĩa về tình người trong cuộc sống, là bài học quý giá về cách hành xử.

Truyện xoay quanh câu chuyện chiếc áo tết của hai đứa bé đó là bé Em và bé Bích. Hai em là bạn học cùng lớp lại chơi thân với nhau, nhưng bé Em có điều kiện gia đình khá giả hơn nên Em được mẹ may cho bốn bộ áo chơi tết. Còn trong khi đó gia đình bé Bích rất nghèo lại đông anh em nên chỉ được mẹ may cho một bộ để mặc cho bốn ngày. Thế rồi, ngày đi chúc tết nhà cô giáo, để bạn không cảm thấy tủi thân, bé Em đã cố tình mặc bộ đồ hơi giống Bích, cổ trun có in hình mèo bự. Hiểu được tấm lòng của bé Em, Bích thêm yêu quý bạn của mình. Không những thế hai em còn được cô khen lớn nhanh, xinh xắn. Và chắc hẳn trong lòng cả bé Em và bé Bích đều hạnh phúc lắm khi có người bạn luôn nghĩ cho nhau.

Thông qua câu chuyện về chiếc áo tết và cách hành xử của nhân vật bé Em, tình cảm bé Em dành cho bé Bình quả thực là một tình cảm đáng trân trọng. Đó là tình cảm trong sáng, vô tư, hồn nhiên của trẻ thơ. Bé Em làm vậy vì biết suy nghĩ cho bạn, biết thấu hiểu hoàn cảnh của bạn mà sẻ chia. Tuy em biết rằng bản thân mình chẳng thể giúp bạn mình cải thiện cuộc sống nhưng em biết cách giúp bạn không phải cảm thấy tự ti và thua thiệt với mọi người xung quanh. Dù tuổi còn nhỏ nhưng suy nghĩ của bé Em lại thật lớn, hiếm có đứa trẻ nào có thể gạt đi sở thích mặc đồ đẹp vào dịp lễ tết, được diện những bộ đồ lấp lánh nhất nhưng vì bạn, bé Em đã làm được. Tôi thật khâm phục suy nghĩ rất “trưởng thành” của cô em nhỏ này. Em đã cư xử với bạn một cách văn minh, chơi với nhau bằng tất cả sự yêu thương chân thành và yêu thương. Không những suy nghĩ hiểu chuyện của bé Em mà tình bạn của những đứa trẻ ấy cũng thật đáng để chúng ta phải suy ngẫm.

Truyện như ca ngợi tình bạn chân thành giữa bé Em và Bích, ca ngợi tấm lòng nhạy cảm, tinh tế của bé Em đối với người bạn của mình.Hai em tuy còn nhỏ nhưng đã là những người tinh tế, bé Em thì nghĩ đến hoàn cảnh của bạn mà không khoe chuyện áo mới, “mình mà mặc bộ đầm hồng, thế nào cũng mất vui. Bạn bè phải vậy chớ. Đứa mặc áo đẹp, đứa mặc áo xấu coi gì được, vậy sao coi là bạn thân”. Còn bé Bích vì quan tâm đến bạn, muốn bạn có cơ hội để được khoe áo mới của mình nên vẫn hỏi han bạn. Bích luôn biết tấm lòng của bé Em nên chính Bích cũng nghĩ nếu bé Em mặc đồ đẹp đi chăng nữa, Bích vẫn sẽ yêu quý bạn của mình. Tuy Nguyễn Ngọc Tư viết về tình bạn hồn nhiên của hai đứa trẻ nhưng lại là bài học thấm thía cho tình bạn của tất cả mọi người. Dù mối quan hệ nào cũng vậy, cũng phải đối xử với nhau một cách chân thành, thấu hiểu và yêu thương thì mối quan hệ đó mới có thể bền chặt, chiến thắng thời gian!

Không dừng lại ở đó, Áo Tết được nhà văn Nguyễn Ngọc Tư kể lại theo ngôi kể thứ ba, việc sử dụng ngôi kể này giúp người kể chuyện dễ dàng thâm nhập vào bên trong tâm hồn của nhân vật để khám phá, người kể chuyện cũng không bị giới hạn bởi không gian và thời gian, việc kể dễ dàng hơn. Câu chuyện không chỉ sâu sắc về mặt chủ đề và chứa đựng nhiều bài học cuộc sống về cách ứng xử vô cùng thấm thía, có giá trị. Nhà văn đã thành công trong viễ xây dựng nhân vật độc đáo đặc biết là hình tượng nhân vật bé Em-một cô bé nhạy cảm và tinh tế! Hơn hết, câu chuyện giúp ta hiểu cách đối xử trong tình bạn, muốn người khác đối xử tốt với mình thì chính mình cũng phải đối xử thật tốt với họ. Cho đi để nhận lại, đó là quy luật hết sức hiển nhiên, chỉ cần ta đem tấm lòng chân thành đối đã, lấy xự tinh tế mà ứng xử, ta sẽ xây dựng được mối quan hệ bền chặt và tốt đẹp nhất.

Có những tác phẩm đọc nhiều lần ta không thể nhớ nhưng lại có những tác phẩm đọc một lần ta không thể nào quên. Từng dong ngôn từ của áng văn Nguyễn Ngọc Tư như mang theo xúc cảm mà vun đắp, thẩm thấu tâm hồn của độc giả. Và phải chăm, bụi thời gian cũng sẽ không thể xóa nhòa đi những giá trị chân quý mà tác phẩm để lại.