Lẽ sống trong hai tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa và Mùa xuân nho nhỏ

Bình chọn

Đề bài: Lẽ sống trong hai tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long) và Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải).

Bài làm

I.Mở bài

Nêu vấn đề: Lẽ sống trong hai tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long) và Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải).

II. Thân bài

1. Giải thích

– Lẽ sống là quan điểm, là lối sống có mục đích cao đẹp. Người có lẽ sống đẹp là người sống có lí tưởng phù hợp với thời đại, có khát vọng sống, cống hiến cho cuộc đời, cho đất nước.

→ Lẽ sống xuất phát từ lí tưởng sống cao đẹp, từ trách nhiệm của mỗi công dân đối với cộng đồng, Tổ quốc. Lí tưởng sống, khát vọng cống hiến cho cuộc đời, cho đất nước luôn là đề tài được các nhà văn, nhà thơ hướng tới và khám phá.

Lẽ sống trong hai tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa và Mùa xuân nho nhỏ

2. Phân tích – Chứng minh

* Lẽ sống đó được biểu hiện qua các nhân vật trong Lặng lẽ Sa Pa; qua tâm nguyện chân thành, tha thiết của nhà thơ Thanh Hải với cuộc đời, với đất nước.

– Lẽ sống đẹp của các nhân vật trong Lặng lẽ Sa Pa.

+ Lẽ sống của anh thanh niên thể hiện qua lí tưởng sống: suy nghĩ về hoàn cảnh sống và nghề nghiệp của mình, say mê với công việc, vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ (dẫn chứng).

+ Lẽ sống của anh thể hiện qua nếp sống văn hóa: gọn gàng, ngăn nắp, tự làm cho cuộc sống của mình ấm áp có ý nghĩa, tự học nâng cao trình độ, luôn quan tâm tới mọi người và khiêm tốn (dẫn chứng).

+ Các nhân vật cô kĩ sư, ông kĩ sư vườn rau Sa Pa, anh cán bộ nghiên cứu bản đồ sét họ đều là những con người có lí tưởng sống cao đẹp, có trách nhiệm với công việc, ngày đêm miệt mài cống hiến cho đất nước, nhân dân.

– Lẽ sống đẹp của cái tôi trữ tình – Thanh Hải trong Mùa xuân nho nhỏ..

+ Nguyện ước được cống hiến, đóng góp trọn đời công sức nhỏ bé của mình vào sự nghiệp lớn của đất nước (dẫn chứng).

+ Nguyện ước chân thành, tha thiết, khiêm nhường (dẫn chứng).

3. Bình luận

– Cả hai tác phẩm đều thể hiện được lẽ sống cao đẹp của những con người cống hiến cho cuộc đời, cho đất nước. Nhưng ở mỗi tác phẩm lẽ sống cao đẹp đó lại mang những nét độc đáo riêng.

– Với “Lặng lẽ Sa Pa”:

+ Nghệ thuật: cách xây dựng tình huống độc đáo, lối kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn.

+ Thể hiện lối sống đẹp, sống có lí tưởng, cống hiến cho quê hương đất nước.

– Với “Mùa xuân nho nhỏ”:

+ Nghệ thuật: Bài thơ nhẹ nhàng tha thiết, mang âm hưởng dân ca. Kết hợp hài hòa giữa những hình ảnh thơ tự nhiên, giản dị với những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng

+ Thể hiện ước nguyện được cống hiến trọn đời cho nhân dân, đất nước. Đó là lẽ sống cao đẹp, đáng trân trọng.

III. Kết bài

– Khẳng định ý nghĩa của vấn đề.

– Liên hệ lí tưởng sống của tuổi trẻ hiện nay.