Nhằm giúp các em học tốt Ngữ văn lớp 12 sách Kết nối tri thức dưới đây là bài phân tích hay nhất, ngắn gọn do Trạm văn học biên soạn: Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nêu ấn tượng của bạn về khả năng của tiểu thuyết trong việc diễn tả bức tranh đời sống, thời đại qua học đoạn trích Xuân Tóc Đỏ cứu quốc cùng tham khảo bài mẫu dưới đây nhé.
Mẫu 1
Đoạn trích “Xuân Tóc Đỏ cứu quốc” Vũ Trọng Phụng ra đời trong giai đoạn đấu tranh dân chủ đang diễn ra mạnh mẽ. Tác phẩm tố cáo gay gắt sự thối nát trong xã hội. Với thể loại tiểu thuyết, tái hiện chi tiết bức tranh đời sống trong thời đại qua đoạn trích Xuân Tóc Đỏ. Dung lượng đoạn văn không giới hạn, nội dung hiện thực được tái hiện chung trong một thể thống nhất, qua đó tác giả phơi bày đến tận cùng bức tranh cuộc sống. Đoạn trích “Xuân Tóc Đỏ cứu quốc” với tình huống thi đấu quần vợt đầy bi hai giữa đại diện nước nhà là Xuân Tóc Đỏ và quán quân quần vợt nước Xiêm. Thông qua nhân vật Xuân Tóc Đỏ với những mánh khóe tinh vi, xảo trá mang đến cho người đọc bức tranh hiện thực thối nát về xã hội tha hóa, nhố nhăng. Cùng với nghệ thuật trào phúng, tác giả phơi bày thực trạng xã hội, con người bị che mắt bởi những kẻ đạo đức giả, những kẻ lưu manh như Xuân Tóc Đỏ lại được tung hô như một vị vĩ nhân trong lịch sử. Với thể loại truyền thuyết cùng nghệ thuật trào phúng, nhà văn mang đến tiếng cười hài hước nhưng chứa đựng nhiều ý nghĩa, bóc trần những mặt xấu xa của xã hội lúc bấy giờ. Qua đó làm nổi bật những khía cạnh nhỏ nhất trong đời sống xã hội. Tạo ra bức tranh đa chiều, tiếng nói phê phán hiện thực cùng thông điệp mà nhà văn muốn gửi gắm đến độc giả.
Mẫu 2
“Xuân Tóc Đỏ Cứu Quốc” của Vũ Trọng Phụng là một đoạn trích có khả năng diễn tả bức tranh đời sống và thời đại một cách chân thực và biểu lộ tình cảm một cách trực tiếp, trực diện nhất. Đoạn trích cũng là một minh chứng rõ ràng cho sự tài năng của tác giả trong việc tái hiện một xã hội đa chiều, đầy mâu thuẫn và phức tạp. Với những tình tiết hấp dẫn, Vũ Trọng Phụng đã khéo léo mô tả từng chi tiết về cuộc sống hàng ngày, những hoạt động, tư tưởng và nhân vật trong mối quan hệ mâu thuẫn, “nực cười” trước một “xã hội chó đểu”. Bằng cách sử dụng ngôn ngữ trào phúng một cách đặc sắc, ông đã tái hiện bức tranh đời sống bằng gam màu chân thực, gợi lên những hình ảnh sống động trong tâm trí độc giả. Có thể nói, tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng không chỉ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về quá khứ, mà còn làm nổi bật những vấn đề xã hội, nhân văn, nâng tầm giá trị của tác phẩm. Khả năng diễn tả bức tranh đời sống và thời đại trong tiểu thuyết đã giúp chúng ta đón nhận và suy ngẫm về những biến cố và giá trị của một thời kỳ đã qua một cách sâu sắc nhất.