Trong cuộc sống bộn bề khó khăn này, ai cũng chạy theo đam mê, chạy theo mục đích mà đôi lúc chúng ta quên đi mất giá trị của mọi thứ xung quanh mình! Hãy cho bản thân thời gian để được sống chậm lại để nghỉ ngơi và sống tận hưởng hết những điều tuyệt vời trong cuộc sống. Bài nghị luận cảm nhận về lối sống thanh nhàn của tác giả qua Thuật hứng 24 dưới đây hứa hẹn sẽ đem đến cho bạn một lối sống mới thú vị hơn, thi vị hơn!
Dàn ý Nghị luận trình bày cảm nhận về lối sống thanh nhàn của tác giả qua Thuật hứng 24
a. Mở bài:
– Giới thiệu về tác giả Nguyễn Trãi:
+ Ông là một nhà chính trị, nhà văn
+ Là người tích cực tham gia cuộc Khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo chống lại quân Minh xâm lược
+ Ông được UNESCO vinh danh là Danh nhân văn hóa của thế giới
– Giới thiệu về tác phẩm Thuật hứng 24:
+ Trích từ chùm thơ “Thuật hứng” khi tác giả Nguyễn Trãi về ở ẩn tại Côn Sơn
+ Bài thơ thể hiện sự hài lòng và thoải mái với cuộc sống đơn giản và yên bình ở quê nhà, cũng như là đề cao tình yêu nước và nhân cách thanh liêm của Nguyễn Trãi
b. Thân bài:
– Nguyễn Trãi đã đi ngược lại với thời đại, chọn từ bỏ công danh ở phía sau để trở về quê nhà, để được hoà mình vào thiên nhiên đất trời và để tìm đến lối sống thanh nhàn
– Nguyễn Trãi một lòng hướng đến cuộc sống hoà mình với thiên nhiên, với miền quê này nhưng trong lòng ông không lúc nào nguôi ngoai nỗi lo cho vận nước
– Những câu thơ cuối cùng như thể hiện trong lòng tác giả có chút tiếc nuối khi không cống hiến toàn bộ tài trí cho đất nước
– Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật:
+ Liệt kê những vẻ đẹp của quê nhà khi ông được trở về sống
+ Ông còn cho rằng cuộc sống nơi kinh thành quá đố kị, gấp gáp không yên bình như cuộc sóng nơi Côn Sơn tươi đẹp này
+ Không chỉ tô điểm vẻ đẹp của cuộc sống yên bình nơi Côn Sơn, mà còn tô điểm cho tâm hồn trong sáng, không vướng bụi trần của mình
c. Kết bài: Nêu suy nghĩ và cảm nhận của em về tác phẩm
Nghị luận trình bày cảm nhận về lối sống thanh nhàn của tác giả qua Thuật hứng 24
Cuộc sống luôn chưa đựng những thử thách, khó khăn chờ đợi con người vượt qua. Từ đó mỗi người sẽ rút kinh nghiệm cho bản thân và sẽ trưởng thành hơn. Vậy mà, sau khi trải qua tất thảy những biến cố ấy, con người lại hướng đến những điều hạnh phúc, bình yên trong cuộc sống để tìm cho riêng mình niềm vui và an lạc trong tâm hồn. Tác giả Nguyễn Trãi cũng thi phẩm Thuật hứng 24 là minh chứng rõ nét nhất cho quan niệm về lối sống thanh nhàn này.
Nguyễn Trãi là một nhà chính trị tài ba, kiệt xuất lại mang trong mình tâm hồn văn thơ của một người nghệ sĩ. Bài thơ Thuật hứng 24 thể hiện cuộc sống nhàn hạ, hưởng lạc mà yên bình nơi quê hương ông. Từ những cảm nhận của ông về một cuộc sống giản dị, gần gũi với thiên nhiên đã giúp người đọc phần nào cảm nhận được cuộc sống an nhiên mà ông đang trải qua từng ngày. Lối sống ấy khác xa với cách sống vội vàng, sống gấp hay khác xa với những người đang ngày đêm tính toán, tranh đua và đố kị:
“Công danh đã được hợp về nhàn
Lành dữ âu chi thế nghị khen”
Thi sĩ lựa chọn bỏ lại công danh để có thể trở về tận hưởng một cuộc sống thanh nhàn! Ông chọn đi ngược lại với thời đại, trong khi các đấng nam nhi thời ấy quan niệm về Chí làm trai như Nguyễn Công Trứ từng tâm đắc, ai ai cũng chạy theo công danh, muốn tạo cho mình một chỗ đứng nhất định trong xã hội, mong muốn “công thành danh toại”. Thì khi ấy, Nguyễn Trãi chọn từ bỏ công danh ở phía sau để trở về quê nhà, để được hoà mình vào thiên nhiên đất trời và để tìm đến lối sống thanh nhàn!
Tại quê nhà yên ả đó, ông tìm cho mình những thú vui giản dị:
“Ao cạn vớt bèo cấy rau muống
Đìa thanh phát cỏ ương sen”
Khác với cuộc sống triều chính mà ông từng trải qua, đã cống hiến. Nay ông như trở thành người nông dân đích thực khi ông lội ao, vớt bèo để cấy rau. Lối sống thanh nhàn mà ông hướng đến thật khiến cho bao người ngưỡng mộ. Lối đi của ông quả rất khác so với bao nhiêu người, ông cống hiến hết mình và cuối đời, chọn lui về với chốn miền quê thanh bình, yên ả đến nao lòng… Tuy nhiên, Nguyễn Trãi một lòng hướng đến cuộc sống hoà mình với thiên nhiên, với miền quê này nhưng trong lòng ông không lúc nào nguôi ngoai nỗi lo cho vận nước:
“Kho thu phong nguyệt chở đầy qua nóc
Thuyền trở yên hà nặng vậy then
Bui có một lòng trung lẫn hiếu
Mài chăng khuyết, nhuộm trăng đen”
Những câu thơ thể hiện lối sống thanh nhàn, hoà mình vào một miền yên bình của vùng quê ấy nhưng tâm trí người anh hùng ấy vẫn không khỏi khôn nguôi về tình hình đấy nước. Ông lo lắng lũ quan tham, ông thương dân, lo lắng cho dân. Phải chăng, ở những câu thơ cuối ấy, tác giả có chút tiếc nuối khi không cống hiến toàn bộ tài trí cho đất nước. Nhưng chắc hẳn lựa chọn một lối sống thanh nhàn giúp Nguyễn Trãi có thể gác lại phần nào suy nghĩ để có thể tận hưởng lối sống thanh nhàn lại rất thanh cao ấy!
Bài thơ như thể hiện tâm tình của Nguyễn Trãi khi ông viết ra một lối sống thanh nhàn, thanh bạch, coi thường danh lợi. Lối sống mà bao người hằng mơ ước! Hơn nữa, đọc thi phẩm Thuật hứng, ta không khỏi kính yêu và cảm phục Nguyễn Trãi, quả đúng như Lê Thánh Tông khen ngợi: “Ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo”