Nghị luận nét đặc sắc về chủ đề và nhân vật trong tác phẩm Đá trổ bông của Nguyễn Ngọc Tư

5/5 - (1 bình chọn)

Truyện Đá trổ bông, nhà văn Nguyễn Ngọc Tư muốn chuyển tải đến người đọc chủ đề: Khao khát tình thân và bài học về lòng biết ơn với những người đã trợ giúp mình trong cuộc sống.

Tìm hiểu về tác giả Nguyễn Ngọc Tư và tác phẩm Đá trổ bông

Tác giả Nguyễn Ngọc Tư

– Tiểu sử: Nguyễn Ngọc Tư sinh năm 1976 tại Đầm Dơi, Cà Mau. Chị là nhà văn trẻ thuộc Hội Nhà văn Việt Nam, nổi bật với giọng văn đậm chất Nam Bộ.

– Cuộc đời: Chị lớn lên và gắn bó với vùng sông nước miền quê, điều này đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến phong cách viết của chị. Nguyễn Ngọc Tư âm thầm đến với văn chương và đã bừng sáng với nhiều giải thưởng văn học trong nước và quốc tế.

– Sự nghiệp:

+ 2000: Giải Nhất cuộc vận động sáng tác Văn học tuổi 20 lần 2 với tác phẩm Ngọn đèn không tắt, giải Mai Vàng ở hạng mục Nhà văn xuất sắc.

+ 2001: Giải B của Hội Nhà văn Việt Nam với tác phẩm Ngọn đèn không tắt.

+ 2003: Được bình chọn là một trong Mười nhân vật trẻ xuất sắc tiêu biểu của năm 2002.

+ 2006: Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam với tác phẩm Cánh đồng bất tận.

+ 2008: Giải thưởng Văn học ASEAN với các tác phẩm Ngọn đèn không tắt và Cánh đồng bất tận.

+ 2018: Giải thưởng LiBeraturpreis 2018 tại Đức với tác phẩm Cánh đồng bất tận và tham gia dự án sáng tác dành cho nữ giới tại Việt Nam.

+ 2019: Thuộc Top 50 người phụ nữ có ảnh hưởng nhất tại Việt Nam do tạp chí Forbes bình chọn.

– Đóng góp: Các tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư đã được tái bản nhiều lần và dịch ra nhiều ngôn ngữ, bao gồm tiếng Hàn, tiếng Anh, tiếng Thụy Điển, và tiếng Đức.

Tác phẩm Đá trổ bông

Nội dung: Đá trổ bông là tác phẩm nói về hoàn cảnh nghiệt ngã của nhân vật Khờ. Từ đó gợi cho người đọc những suy nghĩ về vấn đề niềm tin trong cuộc sống.

Tóm tắt Đá trổ bông: Đá trổ bông được trích từ tập truyện Hành lí hư vô của Nguyễn Ngọc Tư. Câu chuyện kể về người mẹ đơn thân, đưa con trai mới lên 5 tuổi bỏ lên ngọn núi Trời, bà bảo với con rằng khi nào đá trổ bông thì mẹ sẽ đến con về. Nhưng mấy chục năm sau khi người con đã 30 tuổi chưa 1 lần rời núi vì chờ đá sẽ trổ bông thì mẹ sẽ về. Chàng nói chuyện mơ hồ, khờ khạo nên được dân làng đặt tên là Khờ. Tuy khờ nhưng chưa làm dân làng thất vọng, chàng tìm củi cho cả làng dùng, đi cõng bà Chín Sầu Đâu lấy thuốc nam hay gánh nước cho dân làng. Cả đời Khờ chỉ mong 1 ngày đá trổ bông thì mẹ sẽ quay về nhưng đá thì không bao giờ trổ bông.

Ý nghĩa: Câu chuyện Đá trổ bông cho ta bài học về niềm tin trong cuộc sống. Có những niềm tin giúp chúng ta vượt qua nghịch cảnh, nhưng cũng có niềm tin làm ta khổ đau.

Nghị luận nét đặc sắc về chủ đề và nhân vật trong tác phẩm Đá trổ bông của Nguyễn Ngọc Tư

Dàn ý Nghị luận nét đặc sắc về chủ đề và nhân vật trong tác phẩm Đá trổ bông

Mở bài

Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn văn Đá trổ bông

Thân bài

* Đặc sắc về chủ đề:

+ Nội dụng: số phận của chàng trai tên Khờ (ngờ nghệch, bị mẹ bỏ rơi, tin rằng đá trổ bông thì mẹ sẽ đến đón,…)

+ Ý nghĩa: truyền tải tới người đọc khao khát về tình thân, bài học về lòng biết ơn và niềm tin trong cuộc sống.

* Đặc sắc về nghệ thuật xây dựng nhân vật:

– Phân tích nhân vật tiêu biểu và mối quan hệ giữa các nhân vật

+Nhân vật chính: Chàng Khờ (Cuộc đời: bất hạnh, đáng thương; Tính cách: ngờ nghệch, ngốc nghếch; Vẻ đẹp tâm hồn: tốt bụng, nhiệt tình..)

– Khờ trong mối quan hệ với người mẹ: là đứa con ngây ngô, tin vào lời nói dối của mẹ, chưa khi nào Khờ oán trách mẹ.

– Với những người dân vùng xóm núi: Khờ luôn quan tâm, nhiệt tình làm mọi việc giúp họ

– Vai trò của nhân vật trong việc thể hiện chủ đề của truyện

Kết bài

Đánh giá chủ đề và ý nghĩa của nhân vật

Nghị luận nét đặc sắc về chủ đề và nhân vật trong tác phẩm Đá trổ bông

Nguyễn Ngọc Tư là nữ nhà văn trẻ của Hội nhà văn Việt Nam. Âm thầm đến với văn chương và bừng sáng khi được nhận giải Nhất cuộc thi Văn học tuổi 20 của NXB Trẻ, Nguyễn Ngọc Tư đã trở thành tâm điểm của sự hy vọng vào một nền văn trẻ đương đại. Chị đã tiếp tục có những cú nhảy ngoạn mục trên chặng đường văn cùng những tác phẩm được giới chuyên môn đánh giá cao với lối kể chuyện đậm màu sắc phương Nam, giản dị, gần gũi, nơi người ta tìm thấy cái nhìn sâu sắc, bao dung hơn cho những phận người.

Truyện ngắn Đá trổ bông trích trong tập truyện Hành lý hư vô là một câu chuyện ngắn gọn, dung dị nhưng chứa đựng ý nghĩa sâu sắc. Câu chuyện thật sự hấp dẫn bởi chủ đề tư tưởng và nhân vật chàng Khờ.

Truyện ngắn Đá trổ bông tập trung vào câu chuyện cuộc đời, số phận của chàng trai tên Khờ bị mẹ bỏ rơi ở nơi xóm núi. Khờ lớn lên trong sự cưu mang, đùm bọc của người dân nơi đây và luôn tin rằng khi nào đá trổ bông thì mẹ sẽ về đón mình. Trong cuộc sống dù Khờ ngờ nghệch nhưng cậu luôn biết ơn với những người dân đã từng cứu giúp mình bằng rất nhiều việc làm có ý nghĩa. Từ nội dung câu chuyện, nhà văn Nguyễn Ngọc Tư muốn chuyển tải đến người đọc chủ đề: Khao khát tình thân và bài học về lòng biết ơn với những người đã trợ giúp mình trong cuộc sống.

Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Đá trổ bông cũng rất đặc sắc: Nhân vật chính trong truyện là Chàng Khờ có cuộc đời đầy bất hạnh, đáng thương, bị mỏ bỏ rơi và tin rằng khi nào đá trổ bông mẹ sẽ quay về. Tính cách chàng ngờ nghệch, ngốc nghếch nhưng lại có vẻ đẹp tâm hồn đáng trân trọng. Chàng tốt bụng, nhiệt tình với dân làng, với những người đã cưu mang mình.

Nhân vật chàng Khờ trong câu chuyện đã ngời sáng lên niềm khát khao tình thân: Khờ luôn khao khát đá trổ bông để hi vọng mẹ sẽ trở về, để được một lần sống trong tình yêu thương của mẹ. Dù Khờ ngốc nghếch không biết việc đá sẽ không thể trổ bông nhưng chỉ cần nghĩ đến việc đó trong Khờ vẫn tràn đầy niềm hi vọng. Có thể nhận thấy rằng đó chính là động lực là niềm tin để Khờ hi vọng, chờ đợi. Khát khao tình mẹ sẽ giúp Khờ có thể sống tốt, sống mạnh mẽ hơn.
+ Cách ứng xử của Khờ với những người dân đã từng cưu mang, yêu thương mình đã thể hiện được chủ đề của truyện: Hãy luôn biết ơn, tri ân với những người đã trợ giúp cho mình trong cuộc sống khó khăn.

Câu chuyện ngắn gọn, giản dị nhưng mang lại dư vị ngọt ngào về sức mạnh của niềm tin và cách ứng xử của Khờ – chàng trai ngốc nghếch, bất hạnh. Truyện ngắn gieo vào lòng người đọc bài học về việc trân quý những gì đang có trong hiện tại để biết sống, biết yêu, biết hướng đến những điều tốt đẹp.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *