Hồi ký Đường mòn nằm trong cuốn hồi ức Tầm xuân và những kí ức muộn của tác giả Đặng Anh Đào. Đó là những hồi ức của tác giả về thời thơ ấu, tuổi trẻ để ôn lại những kỉ niệm vui của mình.
Tìm hiểu về tác giả Đặng Anh Đào và hồi ký Đường mòn
Tác giả Đặng Anh Đào
– Đặng Anh Đào sinh năm 1934, mất năm 2023.
– Quê ở Thanh Chương, Nghệ An
– Bà là nhà nghiên cứu, phê bình văn học, nhà văn, dịch giả nổi tiếng của Việt Nam, nguyên là giảng viên khoa ngữ văn của Đại học Sư phạm Hà Nội.
– Các tác phẩm như Tài năng và người thưởng thức, Tuyển tập truyện ngắn Pháp thế kỷ XIX, Tấn trò đời (Balzac) và nhiều truyện ngắn phương Tây, đặc biệt là văn học Pháp.
– Các tác phẩm hồi ký của bà gồm có Tầm xuân (tái bản có bổ sung và đổi thành Tầm xuân và những kí ức muộn, 2010), Hoài niệm và mộng du, Nhớ và quên (viết chung)…
Hồi ký Đường mòn
Vị trí: Hồi ký Đường mòn được trích trong cuốn hồi ức Tầm xuân và những kí ức muộn cuả tác giả Đặng Anh Đào.
Nội dung: Hồi ký Đường mòn là những hồi ức của tác giả về thời thơ ấu, tuổi trẻ để ôn lại những kỉ niệm vui của mình.
Nghị luận những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của hồi ký Đường mòn của Đặng Anh Đào
Mở bài
– Dẫn dắt giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm.
– Khái quát nội dung và nghệ thuật của văn bản.
Thân bài
* Khái quát đặc điểm thể loại hồi kí
– Hồi kí là thể loại thuộc loại hình kí, kể lại từ điểm nhìn chủ quan về những sự kiện, biến cố đã xảy ra trong quá khứ mà tác giả là nhân vật trung tâm hoặc là người tham dự, chứng kiến. Trong hồi kí, tác giả là người kể chuyện ngôi thứ nhất, trực tiếp trình bày, mô tả về con người, sự việc. Cùng với điều đó, quy luật vận động riêng của trí nhớ đã làm cho hồi kí mang tính chủ quan – một đặc điểm quan trọng tạo nên sức hút riêng của thể loại này.
* Đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản “Đường mòn”
– Cách mở đầu đầy tự nhiên, từ việc thỉnh thoảng lộn đường của người học trò lúc đèo tác giả về mà liên hệ tới những kí ức của mình: “Nó đi theo một con đường mòn, ngoằn ngoèo, lan man, để rồi vẫn trở lại điểm ban đầu của cuộc đời”.
– Khi viết hồi kí, người ta thường quay trở về với thời thơ ấu, tuổi trẻ để ôn lại những vui – buồn, được – mất trong cuộc đời của mình, cũng là để tìm ra những kinh nghiệm trong cuộc sống. Nhưng với tác giả Đặng Anh Đào lại khác: “mỗi khi nhớ lại những ngày còn nhỏ, hình như tôi chỉ nhớ những kỉ niệm vui”.
+ Đó là những ngày nghỉ hè được nằm giữa cỏ, đó là những lần đọc truyện ở “một thứ thư viện chỉ có một chỗ ngồi”.
+ Hay đó là những sợ hãi tưởng như máy bay địch đâm thẳng vào mình đã “biến hẳn” mà thay vào đó là sự ngậm ngùi khi chìm khuất địa danh chợ Bờ trước đây.
+ Đó là sự ngất ngây khi thấy đập Bái Thượng ở Thanh Hoá trước khi bị bắn phá mà ngỡ như thác Niagara – một thác nước vĩ đại ở Bắc Mĩ mặc cho sau đó bom rơi, đạn trút như nào. Rồi thêm hình ảnh người cha với “nét mặt đăm chiêu nhưng bình tĩnh” khi máy bay Pháp bắn phá.
– Hồi ký “Đường mòn” được triển khai không tuân thủ tuyệt đối theo lối truyền thống (thường đi theo trật tự biên niên) mà các mảng hồi ức được lắp ghép bởi những suy tư của tác giả “Vì sao giờ đây tôi không thể có cảm giác hạnh phúc tràn trề khi một kì nghỉ hè, một ngày trời đẹp bắt đầu như thời trẻ nữa?” Và rồi xen kẽ những kí ức cũng là câu trả lời: “bởi vì tất cả đối với đứa trẻ đều là một thế giới đang phát hiện. Tất cả đều mới mẻ”
– Không chỉ tự nhiên ở cách mở đầu mà tác giả còn thể hiện sự độc đáo ở cách kết thúc khiến hồi ký không chỉ đơn thuần là những lời kể dông dài, đầy rẫy sự việc mà còn là sự chiêm nghiệm của mình từ bài đồng dao của trò chơi chuyền thuở nhỏ để đi tới nhận định rằng “tuổi trẻ không hề cần tới quá khứ. Hiện tại là đủ”
– Thêm một sự đặc sắc nữa trong hồi ký này là ta thấy có sự đan xen của nhiều sắc thái giọng điệu khác nhau như giọng thủ thỉ tâm tình, chậm rãi, dí dỏm,với giọng suy tư.
* Nhận xét về cái “tôi” tác giả
– Tác giả là một người lưu giữ rất nhiều những kí ức, đi nhiều và quan sát nhiều. Đồng thời, qua giọng điệu ta nhận ra tác giả cũng là một người rất gần gũi.
Kết bài
– Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.
– Có thể liên hệ so sánh với tác giả, tác phẩm khác để thấy được nét riêng có.