Nghị luận sự tinh tế trong tâm hồn tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường qua đoạn trích Hoa trái quanh tôi

Nội dung đoạn trích Hoa trái quanh tôi ghi lại những cảm nhận của tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường về vẻ đẹp của khu vườn An Nhiên (một khu vườn của người bạn tên là Lan Hữu) xuyên suốt bốn mùa trong năm.

Cùng Tramvanhoc viết một bài văn nghị luận làm rõ sự tinh tế trong tâm hồn của Hoàng Phủ Ngọc Tường, qua cách tác giả cảm nhận vẻ đẹp của các loài hoa trong khu vườn An Nhiên vào mùa xuân nhé!

Dàn ý Nghị luận sự tinh tế trong tâm hồn tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường qua đoạn trích Hoa trái quanh tôi

Mở bài

– Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, đoạn trích.

– Nêu vấn đề nghị luận: Sự tinh tế trong tâm hồn của Hoàng Phủ Ngọc Tường, qua cách tác giả cảm nhận vẻ đẹp của các loài hoa trong khu vườn An Nhiên vào mùa xuân

– Trích dẫn đoạn trích

Thân bài

* Giải thích thế nào là sự tinh tế trong tâm hồn:

– Sự tinh tế trong tâm hồn nhằm chỉ khả năng cảm nhận thấu hiểu một cách tinh vi về thế giới xung quanh, hoặc trong cách ứng xử có văn hóa, thông minh với thiên nhiên hay với con người.

– Khi đề cầm tới phương diện tâm hồn, người ta thường hay nghĩ tới yếu tố cảm xúc, nhưng khi động chạm tới khái niệm “tâm hồn tinh tế” nghĩa là nói tới chất trí tuệ trong tâm hồn con người.

* Sự tinh tế trong tâm hồn của Hoàng Phủ Ngọc Tường được biểu hiện qua cách cảm nhận về vẻ đẹp của của các loài hoa trong khu vườn An Nhiên:

– Tác giả có những liên tưởng đầy thú vị về vẻ đẹp của khu vườn:

+ Thiên nhiên qua cảm quan của tác giả trở thành “người mẹ tạo vật.” => Thiên nhiên không hề vô hình mà là một đấng sáng tạo.

+ Mùa xuân trong khu vườn An Nhiên có sức sống sống dạt dào, sức mạnh kì diệu, qua nghệ thuật nhân cách hóa: Từ mặt đất ướt lạnh và quạnh hiu kia, mùa xuân chợt đánh thức dậy cả một thế giới lộng lẫy, rạo rực, như một khúc múa loại xiêm áo thường.

– Tác giả có những quan sát tỉ mỉ về các loài hoa trong khu vườn An Nhiên:

+ Vườn An Nhiên trồng nhiều loại hoa, mỗi loại vài cây, từ giản dị đến quý phái

+ Người thưởng hoa còn có thể chiêm ngưỡng cả cái hoang sơ của giống cây sim dại, bên cạnh sự đài các của các khóm hồng nhập từ Châu Âu

– Không chỉ có óc quan sát tỉ mỉ, Hoàng Phủ Ngọc Tường còn có những nhận định, lí giải đầy chất trí tuệ về giá trị các loài hoa: nếu các nhà nho xưa cho rằng hoa hải đường là loài hoa vương giả, thì tác giả lại phát hiện ra sự giản dị của loài hoa này.

+ Giản dị về môi trường sống: hải đường đâu phải chỉ mọc nơi sân nhà quyền quý; nó sống khắp các vườn dân, các sân đình, chùa, nhà thờ họ.

+ Giản dị cả về hình dáng: lá to thân khỏe, sống lâu nên cội cành thường sần lên những lớp rêu da rắn mầu gỉ đồng.

– Tác giả cũng thật tinh tế khi cảm nhận vẻ đẹp của hoa trà mi:

+ Phát hiện ra vẻ đẹp tinh khôi từ hình dáng hoa trà, so sánh nó với vẻ đẹp của một phiến ngọc bạch

+ Thấy bản thân chưa cảm nhận hết cái sâu sắc của hoa trà: mùi hương tiềm ẩn, quyến rũ một cách bí ẩn chứ không đơn thuần chỉ đẹp bên ngoài.

* Cái tinh tế của Hoàng Phủ Ngọc Tường không chỉ dừng lại ở việc cảm nhận, đánh giá về vẻ đẹp của các loài hoa mà còn thể hiện ở cách giao tiếp, ứng xử:

– Đoạn hội thoại với bà Lan Hữu thể hiện phép lịch sự, nho nhã của tác giả, phủ định mà không gay gắt: “thích đấy rồi quên nó đấy”, “Hoa thì im lặng, hương chính là tiếng nói riêng của hoa. Mà hoa trà thì tuyệt đối không có mùi hương”

– Tác giả hướng tới đại thi hào Nguyễn Du mà tỏ lòng ngưỡng mộ, cảm phục về chất trí tuệ của cụ, mà thấy bản thân vẫn còn non kém.

* Sự tinh tế của Hoàng Phủ Ngọc Tường còn được thể hiện qua nghệ thuật viết văn vừa giàu xúc cảm vừa đầy chất trí tuệ:

– Tác giả quan sát tỉ mỉ, để rồi miêu tả cụ thể, chi tiết về các loài hoa trong khu vườn An Nhiên.

– Sự liên tưởng, so sánh độc đáo kết hợp với biện pháp tu từ nhân hóa khiến các loài hoa như có hồn người.

– Tác giả kết hợp giữa chất tự sự với tính trữ tình, giữa lập luận sắc bén với suy tư sâu sắc, khiến đoạn văn vừa giàu cảm xúc, vừa đậm chất trí tuệ.

Nghị luận sự tinh tế trong tâm hồn tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường qua đoạn trích Hoa trái quanh tôi

*Đánh giá về sự tinh tế của Hoàng Phủ Ngọc Tường:

– Sự tinh tế và tài hoa của Hoàng Phủ Ngọc Tường khiến cho câu văn trong đoạn văn nói riêng và tác phẩm nói chung trở nên mềm mại, uyển chuyển, có sức lôi cuốn, thu hút mạnh mẽ.

– Sự tinh tế của Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng là một biểu hiện trong phong cách nghệ thuật tài hoa của tác giả.

Kết bài

Đánh giá chung về tài năng viết kí của tác giả và giá trị của tác phẩm.

Nghị luận sự tinh tế trong tâm hồn tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường qua đoạn trích Hoa trái quanh tôi

Hoàng Phủ Ngọc Tường là một nhà văn tài hoa, đặc biệt về thể loại bút ký. Mỗi bài ký của ông đều có một nét riêng độc đáo, kết hợp nhuần nhuyễn giữa kiến thức và chất trữ tình, văn chương vừa phóng khoáng mãnh liệt vừa bay bổng đầy chất thơ về rất nhiều nội dung khác nhau: văn học, triết học, lịch sử, địa lý… Dù viết nhiều đề tài khác nhau, bạn đọc vẫn ấn tượng nhất những trang viết của ông về Huế. Những bút ký về sông Hương của ông, có thể nói đã trở thành “kinh điển”: Ai đã đặt tên cho dòng sông, Sử thi buồn, Hoa trái quanh tôi… Ngoài thể loại bút ký đã khẳng định tên tuổi, Hoàng Phủ Ngọc Tường còn viết nhàn đàm và sáng tác thơ. Thơ của ông mang nỗi buồn man mác của hoài niệm, hoặc là những suy ngẫm sâu sắc về lẽ đời ẩn sau những từ ngữ du dương và đẹp đẽ.

Đoạn trích Hoa trái quanh tôi là một trong những tác phẩm để lại nhiều dư vị trong lòng người đọc. bản: Qua việc miêu tả các loại cây trái trong khu vườn An Hiên, tác giả đã làm nổi bật những vẻ đẹp riêng của từng loại cây trái, vẻ đẹp trù phú đa dạng, sinh động của cả khu vườn; từ đó cho ta cảm nhận được sự kì diệu của thiên nhiên, khi có thể mang đến những loại trái cây đến cho thế giới. Đồng thời cũng cho thấy sự quan sát tinh tế, nhạy cảm, biết thưởng thức phong cảnh thiên nhiên gần gũi xung quanh mình và tấm lòng yêu thiên nhiên quê hương tha thiết, sâu đậm của tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Huế là nguồn cảm hứng vô tận trong văn chương của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Với ông, Huế đã đi về trong dòng chảy cảm xúc vừa mênh mang, vừa sâu đậm, da diết, khắc khoải. Cỏ cây, hoa lá; đất và người cố đô đã đi vào trang văn của ông mà làm nên nét riêng, giọng riêng, phong cách riêng, nói như tác giả Phạm Xuân Nguyên: “Đặc biệt, văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường đậm chất Huế: Từ phong cảnh, con người, đến lịch sử, văn hóa ở vùng đất này nên rất hấp dẫn”. Nét đẹp xứ Huế ấy đã xuất hiện trong bút ký Hoa trái quanh tôi “ Vườn An Hiên là một kiểu vườn Huế như vậy”.

Trước hết, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường có những cảm nhận tinh tế, sâu sắc về bức tranh thiên nhiên xứ Huế. Khu vườn An Hiên hiện lên với nhiều loài khác nhau. Đó là hình ảnh của cây hoa mai trắng, cây ngọc lan già năm chục tuổi, các loại nhài, lý, thạch lựu, mặt trời, tường vi và các giống hồng bản địa; quý phái như các loại thổ lan và phong lan; và bên cạnh những khóm hồng hiện đại nhập giống từ các hãng vườn Gaujard và Meilland ở châu Âu, người ta còn có thể nhìn thấy một bụi hoa sim dại. Mỗi một loài hoa mang một vẻ đẹp riêng, thu hút lòng người. Nhà văn như thả hồn mình vào chiêm ngưỡng vẻ đẹp của khu vườn rộn ràng sắc hoa.

Hơn nữa, nhà văn tinh tế cảm nhận khu vườn An hiên với bốn mùa khác nhau: xuân, hạ, thu, đông. Mỗi mùa đều mang đến một vẻ đẹp rất riêng khiến con người ta xao xuyến. Mùa đông như một nàng thiếu nữ tràn đầy sức sống. Sắc đỏ của hoa trà mi hoà quyện với màu trắng tinh khô của hoa trà, tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp. Đến với mùa hạ, sự rực rỡ của muôn ngàn loài hoa dường như bị thay thế bởi cái nắng nóng oi bức. Mùa hạ đến, vườn An Hiên vào mùa quả, khởi đầu là mùa thơm: giống thơm Nguyệt Biều vỏ chín đỏ như lửa, cắt ra lát tròn to vừa lòng cái đĩa bàn, vàng rêu màu mật ong. Dâu chín vào tháng năm, tháng sáu. Cây dâu Truồi ở vườn bà Lan Hữu rất đẹp, tán lá khum khum úp sát mặt đất, kín mít, bên trong rỗng, trái chín vàng hươm từng chuỗi dài đổ ùn thành đống quanh gốc cây. Có thể thấy, vườn An Hiên đầy đủ với các giống cây trái khác nhau. Mùa nào quả nấy, những trái thơm tỏa hương khắp cả khu vườn. Càng vào thu, khu vườn càng hiện ra trong vẻ đẹp của trái. Mùa đông về dằng dặc trong tiếng động nghìn trùng của mưa trên lá. Cuộc đời của mỗi người được đếm bằng năm, bốn mùa được đếm bằng tháng. Năm tháng trôi qua, bốn mùa vẫn giữ được những vẻ đẹp riêng thật tinh tế, chỉ có những cảm nhận của con người là thay đổi.

Mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên là một sự kết nối không thể tách rời, tồn tại suốt hàng đời và kiếp kiếp. Thiên nhiên và con người không chỉ đồng hành mà còn tương trợ lẫn nhau. Trong bút ký, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đã có những điểm nhìn tinh tế về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên. Thiên nhiên mang lại vô vàn lợi ích cho con người. Trong tác phẩm, người làm vườn xưa có tục tạ ơn cây. Điều đó thể hiện sự biết ơn của người nông dân lao động với mẹ thiên nhiên tạo hoá. Mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên không thể tách rời, đó là một liên kết bền chặt và tồn tại từ đời này sang đời khác. Con người, ngược lại, là chủ thể và người sáng tạo, nhưng cũng là người có trách nhiệm quản lý và bảo vệ thiên nhiên. Mối quan hệ này không chỉ là lợi ích một chiều mà còn là sự tương trợ và cùng tồn tại.

Nhà văn đã sử dụng hình ảnh sinh động, hấp dẫn, mở ra một bức thiên nhiên tuyệt đẹp trước mắt người đọc. Trong tác phẩm, tác giả đã sử dụng nhiều biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ, liệt kê,…tăng sức thẩm mỹ cho khu vườn. Bên cạnh đó, bút ký đã thể hiện tài năng quan sát tỉ mỉ, tinh tế của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Văn bản đã gửi gắm tình cảm gắn bó với thiên nhiên, với xứ Huế thơ mộng của nhà văn. Phải chăng, nhà thơ gắn bó sâu đậm với xứ Huế mộng mơ mới có những hình ảnh hay như vậy. Hoa trái quanh tôi đã để lại ấn tượng độc đáo trong lòng người đọc. Nó sẽ trường tồn mãi với thời gian.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *