Tình trạng phân biệt đối xử với những người kém may mắn trong xã hội là một vấn đề nghiêm trọng và cần được xem xét một cách nghiêm túc. Điều này thể hiện sự bất công và thiếu lòng nhân ái trong xã hội, và có thể dẫn đến sự gia tăng của khoảng cách xã hội và bất bình đẳng. Qua bài nghị luận xã hội 200 chữ về tình trạng phân biệt đối xử với những người kém may mắn trong xã hội, hy vọng mọi người hãy tôn trọng và chung tay giúp đỡ những người kém may mắn.
Nghị luận về tình trạng phân biệt đối xử với những người kém may mắn trong xã hội – Mẫu 1
Chúng ta không thể phủ nhận rằng ngày nay, mặc dù xã hội phát triển, tiến bộ nhưng chúng ta lại ‘’vô tình’’ có những hành vi định kiến, nổi bật lên những vấn đề tiêu biểu ấy là tình trạng phân biệt đối xử với những người kém may mắn trong xã hội. Trước tiên ta đi tìm hiểu phân biệt đối xử là gì? Phân biệt đối xử là hành vi tạo ra sự bất công giữa con người với nhau, thể hiện định kiến tiêu cực và thiếu tôn trọng. Những người kém may mắn là những người có thể bị khiếm khuyết về thể chất, luôn khác biệt đối với những người bình thường khác và luôn cần sự cảm thông, yêu thương của xã hội. Sự phân biệt đối xử có liên quan đến những nếp suy nghĩ, quan điểm mang tính chủ quan vì thế họ có tư duy kì thị, phân biệt nhất là những người kém may mắn hơn mình. Ở ngoài kia, những người kém may mắn đang bị xúc phạm, lăng mạ bởi những lời nói thiếu tôn trọng, vui vẻ, cười cợt luôn lấy những điểm yếu để làm trò hề, mua vui cho những con người ấy.
Không những thế, ngay trong chính ngôi nhà mà họ sống, họ mất sự yêu thương và sự chăm sóc từ người thân trong gia đình. Chính kiểu phân biệt đối xử này giống như con dao hai lưỡi, đẩy kẻ yếu đuối xuống vực sâu và khiến những người bị kỳ thị phải có nỗi ám ảnh, suy nghĩ tiêu cực. Ngoài ra, việc đánh đập, lạm dụng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần. Cuộc sống của họ luôn khép kín nên công việc, học tập luôn bị ảnh hưởng. Một xã hội văn minh, phát triển sẽ không nhờ nó mà cải thiện được.
Ví dụ, địa vị của phụ nữ trong xã hội truyền thống Á Đông luôn bị đánh giá thấp, và cụm từ “trọng nam khinh nữ” không còn là một thuật ngữ xa lạ. Tuy nhiên, đối ngược với sự phân biệt đối xử là sự tôn trọng và quan tâm đến những người có hoàn cảnh khó khăn. Điển hình, Đen Vâu đã từ MV “Nấu ăn cho em” giúp hơn 1.000 em nhỏ thuộc dự án Nuôi em được nhận nuôi và anh ấy còn dành tặng doanh thu từ MV của mình từ nay về sau cho trường. Là con người, chúng ta hãy sống thật với tấm lòng lương thiện của mình. Cũng giống như Tố Hữu có câu “Có gì đẹp trên đời hơn thế / Người với người sống để yêu nhau”
Nghị luận về tình trạng phân biệt đối xử với những người kém may mắn trong xã hội – Mẫu 2
Được sinh ra trên đời đã là một điều may mắn và hạnh phúc đối với chúng ta. Được sinh ra với một cơ thể lành lặn và được sống trong một gia đình êm ấm lại còn là một điều may mắn và hạnh phúc hơn thế. Thế nhưng, vẫn có những mảnh đời kém may mắn, được sinh ra với những sự khiếm khuyết, hay với những tình cảnh khó khăn, còn nhiều trắc trở. Chúng ta thường cảm thấy cảm thông và cố gắng san sẻ cho họ những điều trong khả năng của mình để giúp họ vuơn lên trong cuộc sống. Ấy vậy mà, vẫn có những người kì thị, thậm chí là có những hành động ứng xử không đúng đối với những người kém may mắn trong xã hội. Vậy thì phân biệt đối xử có nghĩa là gì? Phân biệt đối xử là hành vi tạo ra sự bất công giữa con người với nhau, thể hiện định kiến tiêu cực và thiếu tôn trọng giữa mối quan hệ của con người với con người. Sự phân biệt đối xử có liên quan đến những nếp suy nghĩ, quan điểm mang tính chủ quan vì thế họ có tư duy kì thị, phân biệt nhất là những người kém may mắn hơn mình. Sự phân biệt đối xử thường đến từ nhiều yếu tố, có cả yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan. Yếu tố khách quan có thể là do môi trường sống, do bị ảnh hưởng bởi người xấu, bởi những thông tin sai lệch,… nhưng yếu tố chủ quan chính là do tự bản thân mỗi người chưa có ý thức, chưa có nhận thức đúng đắn về hành vi, suy nghĩ của mình. Nếu như những người phân biệt chỉ nghĩ rằng hành vi của mình là để tạo thêm niềm vui, thêm sựu hài hước, thì đối với những người kém may mắn hơn họ đó chính là sự lăng mạ, xúc phạm đau đớn nhất. Thậm chí, còn có những người đã tìm tới cách tiêu cực nhất để giải thoát cho bản thân mình. Chúng ta vẫn chưa thể quên được câu truyện về Tiktoker Nờ ô nô đã có những hành động, lời nói không đúng chuẩn mực đối với bà cụ nghèo khó. Sự việc đó đã gây nên làn sóng dư luận căng thẳng, khiến cả xã hôi đều cảm thấy bất bình. Sau đó, dù chàng Tiktoker đã tìm đến tận nhà bà cụ để xin lỗi, nhưng những tổn thương mà câu nói mang lại cho bà cụ là không thể nào xóa nhòa đi được. Chính những hành động, lời nói thốt ra trong lúc vô ý đó cũng đã trở thành lưỡi dao vô hình giết một cuộc đời. Để những tình trạng đa đớn, bức xúc đó không còn tiếp tục thì chúng ta – những người thay đổi tương lai cũng sẽ là người đóng vai trò quan trọng trong quá trình đó. Chúng ta không chỉ rèn luyện riêng về ý chí, tinh thần mà còn phải đồng thời rèn luyện cả về thể chất. Có như vậy, chúng ta mới có thể tự mình đánh giá được các thông tin, nhất là trong thời đại công nghệ đang càng ngày càng phát triển như hiện nay. Không chỉ là riêng chúng ta đối xử bình đẳng với những người kém may mắn hơn mình, mà chúng ta còn phải tuyên truyền cho mọi người cùng thực hiện điều đó với chúng ta, có như vậy thì xã hội mới có thể trở thành một xã hội bình đẳng, một xã hội hạnh phúc được.