Nghị luận về nội dung giá trị văn hoá và triết lí nhân sinh trong Bài hát về cố hương

5/5 - (2 bình chọn)

Đề bài: Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh / chị về nội dung, giá trị văn hoá và triết lí nhân sinh trong văn bản thơ sau đây:

BÀI HÁT VỀ CỐ HƯƠNG

Tôi hát bài hát về cố hương tôi
Khi tất cả đã ngủ say
Dưới những vì sao ướt át
Và những ngọn gió hoang mê dại tìm về
[…]
Tôi hát bài hát về cố hương tôi
Trong ánh sáng đèn dầu
Ngọn đèn đỏ ông bà tôi để lại
Đẹp và buồn hơn tất cả những ngọn đèn
Tôi hát bài hát về cố hương tôi
Bằng khúc ruột tôi đã chôn ở đó
Nó không tiêu tan
Nó thành con giun đất
Bò âm thầm dưới vại nước, bờ ao
[…]
Tôi hát, tôi hát bài ca về cố hương tôi
Trong những chiếc tiểu sành đang xếp bên lò gốm
Một mai đây tôi sẽ nằm trong đó
[…]
Tôi xin ở kiếp sau là một con chó nhỏ
Để canh giữ nỗi buồn – báu vật cổ hương tôi.
1991

(Nguyễn Quang Thiều, Sự mất ngủ của lửa,
NXB Văn học, Hà Nội, 1992, tr. 83 – 85)

Nghị luận về nội dung giá trị văn hoá và triết lí nhân sinh trong Bài hát về cố hương

Dàn ý Nghị luận về nội dung giá trị văn hoá và triết lí nhân sinh trong Bài hát về cố hương

a) Mở bài

Giới thiệu đoạn trích (xuất xứ, tác giả) và vấn đề nghị luận: những suy cảm của nhân vật trữ tình về cố hương và giá trị văn hoá, triết lí nhân sinh giản dị, sâu sắc toát lên từ văn bản.

b) Thân bài

b.1. Những suy cảm của nhân vật trữ tình về cố hương

– Trong cảm nhận của nhân vật trữ tình “tôi”, cố hương gắn liền với những gì thanh binh (tất cả đã ngủ say), lãng mạn (vì sao ướt át) nhưng hoang sơ và lâu đời (những ngọn gió hoang mê dại).

– Cố hương cũng là những gì gần gũi và thân thiết nhất (ánh sáng đèn dầu mà ông bà tôi để lại, khúc ruột tôi đã chôn, tiểu sành đang xếp bên lò gốm).

– Đặc biệt, cố hương có một “nỗi buồn” — báu vật tinh thần cần được gìn giữ như bản sắc quê hương.

– Đoạn trích thể hiện tình cảm yêu thương, gắn bó thiết tha đối với quê hương của nhân vật trữ tình — hiện thân của tác giả (chú ý: điệp khúc (Tôi hát bài hát về cổ hương tôi), chi tiết có tính biểu tượng (bài hát) tượng trưng cho những suy cảm của “tôi” về cố hương và những hình ảnh gần gũi (ảnh sáng đèn dầu, khúc ruột, giun đất vại nước, bờ ao,…).

b.2. Giá trị văn hoá và triết lí nhân sinh

– Đoạn trích cho thấy giá trị văn hoá truyền thống của người dân Việt Nam: luôn hướng về quê hương – nơi chôn nhau cắt rốn; quê hương, trước hết, chưa phải là những cái cao sang mà là những gì gần gũi, đời thưởng nhất; quê hương gắn liền với những phong tục tập quán, những sinh hoạt đời sống đã sâu rễ bền gốc (Ví dụ: tục chôn nhau thai,…).

– Đoạn trích thể hiện quan niệm của nhà thơ về đời sống; mỗi con người sinh ra, lớn lên, rồi khi chết cũng phải quay về với nơi chôn nhau cắt rốn; sự sống luôn luôn tái sinh không ngừng dưới những dạng tồn tại khác nhau.

c) Kết bài

– Đoạn trích thể hiện những tình cảm yêu mến, gắn bó và những nghĩ suy của nhà thơ về cố hương.

– Đoạn trích cho thấy những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc và những triết lí nhân sinh sâu sắc.