Nhận xét về cách đặt tiêu đề bài thơ Ta đi tới

Đề bài: Nhận xét về cách đặt tiêu đề bài thơ Ta đi tới

Hướng dẫn đọc nhanh

Mẫu 1

Bài thơ “Ta đi tới” được nhà thơ Tố Hữu sáng tác vào tháng 8/1954 sau khi chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi. Bài thơ có nhan đề ngắn gọn nhưng lại truyền tải được ý nghĩa sâu sắc. “Ta” dùng để chỉ dân tộc Việt Nam, sau những năm tháng trường kì kháng chiến, trải qua bao nhiêu gian khó cuối cùng dân tộc ta đi đi đến chiến thắng. “Ta đi tới” là đi đến một tương lai tươi đẹp, nơi mọi người dân Việt Nam sẽ được sống trong hòa bình, tự do. Ngoài ra, “Ta đi tới” còn là những suy nghĩ của nhà thơ về con đường phía trước của cả dân tộc, một con đường đầy chông gai và thử thách, đó là con đường giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Nhan đề “Ta đi tới” ngắn gọn, xúc tích mà truyền tải được hết ý nghĩa của bài thơ. Vừa ca ngợi sự kiên cường và bất khuất của dân tộc Việt Nam, quyết tâm đánh bại mọi kẻ thù để bảo vệ quê hương, đất nước, giành độc lập dân tộc vừa ngợi ca chiến thắng to lớn của dân và quân ta trước thực dân Pháp. “Ta đi tới” còn là lời khích lệ, động viên, cổ vũ tinh thần của toàn dân trước con đường đầy khó khăn, thử thách phía trước, nơi ta phải đối mặt và phải chiến thắng kẻ thù hùng mạnh và hung ác hơn nhiều để thống nhất đất nước, để đất nước được độc lập, tự do, hạnh phúc.

Mẫu 2

Bài thơ “Ta đi tới” được Tố Hữu sáng tác sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 kết thúc thắng lợi, những lời nhận định quan trọng của Bác Hồ về tương lai của dân tộc Việt Nam đã thúc giục nhà thơ hoàn thành tác phẩm ngay trong tháng 8/ 1954. Nhan đề bài thơ ngắn gọn chỉ với ba từ nhưng đã truyền tải được những ý nghĩa sâu sắc và gợi lên nhiều suy nghĩ trong mỗi người đọc. Tác giả dùng đại từ nhân xưng số ít “ta”, nhưng ở đây, tác giả không dùng đại nhân xưng ấy không chỉ dùng cho một các nhân mà dùng cho toàn thể nhân dân Việt Nam, cho dân tộc Việt Nam. Cách đặt nhan đề bài thơ như vậy thật ý nghĩa và sâu sắc. Sau bao nhiêu gian khó, vất vả cuối cùng dân tộc ta cũng giành được chiến thắng trước thực dân Pháp. Với chiến thắng Điện Biên Phủ – đỉnh cao của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, tạo cơ sở căn bản và quyết định chấm dứt sự đô hộ của thực dân Pháp ở ba nước Đông Dương, là chiến thắng của lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, kiên cường của dân tộc Việt Nam được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử. Lúc này, không chỉ một cá nhân mà toàn thể người dân Việt Nam cùng nhau đi đến tương lai tươi sáng – nơi đất nước Việt Nam hòa bình, tự do, nơi con người Việt Nam được ấm no, hạnh phúc. Niềm vui chiến thắng ấy không còn là niềm vui của riêng cá nhân “ta” nữa mà đã trở thành niềm vui chung, niềm vui lớn của cái “ta” toàn thể. Niềm vui riêng đã hòa vào niềm vui chung. “Ta đi tới” trước hết là ca ngợi chiến thắng Điện Biên Phủ, ca ngợi lòng yêu nước, ý chí bất khuất, kiên cường của dân tộc Việt Nam; sau đó là lời động viên, khích lệ quân và dân ta giữ vững tinh thần để bước vào con đường chông gai tiếp theo, nơi có kẻ thù hung ác và tàn bạo, giữ vững ý chí quyết tâm chiến đấu để giải phóng hoàn toàn đất nước, thống nhất Bắc Nam. “Ta đi tới” là một bài thơ ghi lại một sự kiện lịch sử quan trọng, lớn lao của đất nước, vào thời điểm ấy, bài thơ ngay từ khi được truyền bá đã khơi gợi lên trong lòng người đọc lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, trách nhiệm với đất nước và ý chí chiến đấu cho Tổ quốc. Những ý nghĩa của bài thơ vẫn còn có giá trị cho đến ngày nay, đọc bài thơ, độc giả không chỉ tự hào và biết ơn về thế hệ ông cha – những người đã chiến đấu và hi sinh cho hòa bình, độc lập dân tộc mà còn nhận thức được trách nhiệm, vai trò của bản thân trong việc bảo vệ, xây dựng và phát triển quê hương, đất nước ngày càng bền vững, giàu mạnh.

Mẫu 3

Với nhan đề “Ta đi tới”, Tố Hữu đã gửi gắm thông điệp giá trị. Trước hết, chỉ có thể thấy nhan đề rất ngắn gọn, chỉ gồm ba từ. Nhan đề giàu tính biểu tượng cao, khắc họa hình ảnh con người, đất nước Việt Nam đang tiến về phía trước. Bài thơ được sáng tác là vào tháng 8 năm 1954 – thời điểm cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi, niềm vui chiến thắng lan tỏa đến khắp mọi miền tổ quốc. Đặt trong hoàn cảnh sáng tác này, chúng ta mới thấy hết được ý nghĩa mà tác giả muốn gửi gắm, đó là lòng kính trọng biết hơn và ca ngợi tinh thần đoàn kết, một lòng của con em đất Việt. Dù có đi về đâu thì trong trái tim vẫn mãi khắc ghi hai chữ Việt Nam.